Khoảng 500 người dân tộc bản địa Achuar đã biểu tình và chiếm mỏ dầu lớn nhất Peru ở khu vực rừng nhiệt đới Amazon gần với Ecuador. Họ yêu cầu nhà chức trách làm sạch môi trường sau nhiều thập kỷ bị ô nhiễm do dầu thô đổ ra ngoài.
Công nhân của Pluspetrol làm sạch môi trường ơ khu vực Loreto sau một vụ tràn dầu hồi năm 2011. Ảnh: Reuters
Công ty điều hành mỏ Argentina Pluspetrol cho biết sản lượng đã giảm đến 70% kể từ khi những người biểu tình chiếm mỏ dầu hồi ngày 21.4, với sản lượng mỗi ngày giảm xuống khoảng 11.000 thùng.
Cũng theo công ty Argentina Pluspetrol, cộng đồng dân tộc bản địa cũng đã nắm quyền kiểm soát một nhà máy nhiệt điện, bể chứa dầu và tuyến đường quan trọng ở khu vực Loreto, nơi block 1-AB của mỏ dầu đang hoạt động.
Lãnh đạo biểu tình Carlos Sandi nói với Guardian rằng cộng đồng dân tộc Achuar đã bị “đầu độc một cách âm thầm” do công ty Pluspetrol đã không tuân thủ một thỏa thuận làm sạch môi trường từ năm 2006 sau 4 thập kỷ khai thác ở block 1-AB.
“Gần 80% dân số của chúng tôi bị các bệnh do nhiễm độc chì và cadmium có trong thực phẩm, trong khi nước cũng bị ô nhiễm dầu”, ông Sandi, chủ tich Liên đoàn các cộng động bản địa sông Corrientes (FECONACO), nói.
Pluspetrol là nhà sản xuất dầu và khí đốt tự nhiên lớn nhất Peru. Công ty đã hoạt động trong lĩnh vực khai thác dầu từ năm 2001. Pluspetrol đã mua lại công ty Occidental Petroleum, đơn vị đã khai thác dầu ở khu vực trên từ năm 1971.
Hồi năm ngoái, chính quyền Peru đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp về môi trường trong lĩnh vực dầu mỏ. Tuy nhiên, theo ông Sandi, nhà nước đã thất bại trong việc “đưa ra những biện pháp cụ thể hay bồi thường cho người dân bản địa” vì những thiệt hại của môi trường.
Ông Sandi cũng tuyên bố cộng đồng người Achuar không hề được hưởng lợi từ dầu mỏ và nhà nước đã thất bại trong việc đầu tư vào các chương trình phát triển ở lưu vực các sông Tigre , Corrientes và Pastaza – những nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất từ việc khai thác dầu.
“Chúng tôi không chống lại việc khai thác dầu hay phát triển, chúng tôi chỉ đang kêu gọi người ta tôn trọng quyền của chúng tôi phù hợp với luật pháp quốc tế”, ông Sandi nói.
Trong khi đó, Pluspetrol nói với Reuters: “Các cuộc đối thoại đang được tiến hành để tìm kiếm một giải pháp cho tình trạng bế tắc. Một ủy ban chính phủ đã được thành lập và chúng tôi hy vọng vấn đề sẽ được giải quyết sớm”.
Trong năm qua, chính phủ Peru đã 3 lần tuyên bố tình trạng khẩn cấp về môi trường trong một khu vực rộng lớn của khu rừng nhiệt đới ở gần mỏ dầu khi nhìn thấy mức độ nguy hiểm của ô nhiễm.

Dự báo đến năm 2030 nhu cầu dầu mỏ sẽ chững lại
26/10/2017 20:13 PM

Lại ấn định thời điểm đưa xăng sinh học ra thị trường: Có hay không lợi ích nhóm?
16/07/2014 00:00 AM

Iran, Nga thành lập Ủy ban Hợp tác khí đốt chung
16/07/2014 00:00 AM

Tảu chở dầu Iran vẫn tiếp tục bị cấm vận
16/07/2014 00:00 AM

Hoàn thành bảo dưỡng Nhà máy lọc dầu Dung Quất trước thời hạn 5 ngày
15/07/2014 09:40 AM

Vì sao giá xăng dễ tăng, khó giảm?
14/07/2014 00:00 AM

Tăng giá xăng dầu - Người tiêu dùng “bình thản”
14/07/2014 00:00 AM

Rò rỉ dầu làm dấy lên lo ngại về môi trường tại tỉnh Santos Basin (Brasil)
11/07/2014 00:00 AM

Giá cước taxi sắp tăng thêm 1.000 đồng/km
11/07/2014 00:00 AM

Sharara dự kiến phục hồi sản xuất trong hôm nay
10/07/2014 00:00 AM

China National thắng thầu hợp đồng đường ống dẫn khí Reliance ở Ấn Độ
10/07/2014 00:00 AM

Cần có quy định để tăng dần tỷ trọng xăng E5 trên thị trường
10/07/2014 00:00 AM

BP khuyến cáo trữ lượng dầu chỉ đủ cho thế giới dùng trong hơn 50 năm
09/07/2014 00:00 AM

Xăng tăng liên tục vào “giờ hiểm”, Bộ Tài chính nói gì?
09/07/2014 00:00 AM

Nga, Ukaina tiếp tục đàm phán khí đốt trong ngày mai
08/07/2014 00:00 AM

Nga giảm dự báo cổ tức của Gazprom do chi phí đầu tư tăng
08/07/2014 00:00 AM

PTSC tập trung vào thị trường dịch vụ dầu khí quốc tế
08/07/2014 00:00 AM

Lực lượng phiến quân trao trả lại hai cảng dầu mỏ cho Libya
07/07/2014 09:18 AM

Petrolimex thử nghiệm thành công hệ thống chữa cháy cố định tự động, bán tự động
04/07/2014 00:00 AM
