Hôm thứ ba vừa qua, Rosneft - Tập đoàn dầu mỏ lớn nhất nước Nga cho biết họ sẽ kiện Tập đoàn khí đốt Gazprom ra tòa nếu hãng này từ chối cho phép Rosneft tiếp cận với một đường ống khí đốt sẽ được xây dựng để bơm nhiên liệu sang Trung Quốc.
Hệ thống đường ống dẫn khí đốt của Nga đang bao phủ toàn bộ châu Âu. Ảnh: Internet
Rosneft và Novatek, một nhà sản xuất khí đốt tư nhân lớn nhất nước này năm ngoái đã phá vỡ thế độc quyền của Gazprom về vận chuyển khí đốt ra nước ngoài. Hai đơn vị này được phép xuất khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) nhưng không được quyền tiếp cận với các đường ống, cụ thể hơn là không được quyền vận chuyển nhiên liệu thông qua các đường ống của Gazprom.
Kể từ đó, Rostneft đã đẩy mạnh việc tiếp cận đường ống "Power of Siberia" (tạm dịch là: Sức mạnh của Siberia) – một đường ống tuy chưa được xây dựng nhưng sẽ góp phần kết nối việc sản xuất khí đốt tại miền đông Siberia với Trung Quốc, như một phần trong thỏa thuận cung cấp khí đốt cho quốc gia đông dân nhất thế giới trong vòng 30 năm của Gazprom.
Cũng trong hôm thứ ba, Rosneft cho hay Gazprom – tập đoàn được coi là một nhà độc quyền về hạ tầng cơ sở buộc phải để cho các nhà sản xuất khí đốt độc lập tham gia vào việc vận chuyển khí đốt qua các đường ống của mình. Do đó khí đốt mà Rosneft có kế hoạch sản xuất tại miền đông Siberia có thể sẽ mang "ánh sáng và hơi ấm" đến cho những khu vực này.
Trong một tuyên bố của mình, Rosneft cũng khẳng định: "Chúng tôi bảo đảm rằng quyền lợi của nhân dân nhằm có được cuộc sống mà họ xứng đáng được hưởng sẽ được bảo vệ thông qua các cuộc đàm phán … và chúng tôi có thể sẽ sử dụng sức mạnh của tòa án nếu thấy cần thiết,"
Người phát ngôn của Tập đoàn Gazprom đã từ chối đưa ra bất cứ bình luận nào.
Nga có kế hoạch bắt đầu việc vận chuyển khí đốt sang Trung Quốc từ năm 2019, với hy vọng từng bước nới rộng công suất lên đến 38 tỉ mét khối mỗi năm. Tuần trước, một giám đốc điều hành của Gazprom cho biết tập đoàn dự định sẽ sử dụng vốn riêng của mình để xây dựng đường ống.
Tổng công suất hàng năm của đường ống "Sức mạnh của Siberia" này được thiết kế là khoảng 61 tỉ mét khối với tổng chi phí, bao gồm cả việc đưa các mỏ khí mới vào hoạt động, ước tính khoảng 55 tỉ $.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đề xuất tái cơ cấu vốn của Gazprom nhằm đáp ứng các chi phí, tuy nhiên ý tưởng này đã bị Tập đoàn bác bỏ do lo ngại rằng điều này có thể mở cửa đường ống cho các đối thủ cạnh tranh.

Dự báo đến năm 2030 nhu cầu dầu mỏ sẽ chững lại
26/10/2017 20:13 PM

Lại ấn định thời điểm đưa xăng sinh học ra thị trường: Có hay không lợi ích nhóm?
16/07/2014 00:00 AM

Iran, Nga thành lập Ủy ban Hợp tác khí đốt chung
16/07/2014 00:00 AM

Tảu chở dầu Iran vẫn tiếp tục bị cấm vận
16/07/2014 00:00 AM

Hoàn thành bảo dưỡng Nhà máy lọc dầu Dung Quất trước thời hạn 5 ngày
15/07/2014 09:40 AM

Vì sao giá xăng dễ tăng, khó giảm?
14/07/2014 00:00 AM

Tăng giá xăng dầu - Người tiêu dùng “bình thản”
14/07/2014 00:00 AM

Rò rỉ dầu làm dấy lên lo ngại về môi trường tại tỉnh Santos Basin (Brasil)
11/07/2014 00:00 AM

Giá cước taxi sắp tăng thêm 1.000 đồng/km
11/07/2014 00:00 AM

Sharara dự kiến phục hồi sản xuất trong hôm nay
10/07/2014 00:00 AM

China National thắng thầu hợp đồng đường ống dẫn khí Reliance ở Ấn Độ
10/07/2014 00:00 AM

Cần có quy định để tăng dần tỷ trọng xăng E5 trên thị trường
10/07/2014 00:00 AM

BP khuyến cáo trữ lượng dầu chỉ đủ cho thế giới dùng trong hơn 50 năm
09/07/2014 00:00 AM

Xăng tăng liên tục vào “giờ hiểm”, Bộ Tài chính nói gì?
09/07/2014 00:00 AM

Nga, Ukaina tiếp tục đàm phán khí đốt trong ngày mai
08/07/2014 00:00 AM

Nga giảm dự báo cổ tức của Gazprom do chi phí đầu tư tăng
08/07/2014 00:00 AM

PTSC tập trung vào thị trường dịch vụ dầu khí quốc tế
08/07/2014 00:00 AM

Lực lượng phiến quân trao trả lại hai cảng dầu mỏ cho Libya
07/07/2014 09:18 AM

Petrolimex thử nghiệm thành công hệ thống chữa cháy cố định tự động, bán tự động
04/07/2014 00:00 AM
