Nga có thể trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về dự trữ dầu mỏ, còn Gazprom thì đã thiết lập kỷ lục mới trong lịch sử châu Âu. Đến năm 2020, Transneft của Nga sẽ nhận được 2.000 tỷ rúp để phát triển xuất khẩu dầu khí.
Ảnh: RIA Novosti.
Tiếp theo danh hiệu nhà cung cấp dầu mỏ lớn nhất thế giới, Nga có thể trở thành quốc gia hàng đầu về trữ lượng vàng đen. Bây giờ Nga đang trong Top-3 các cường quốc có dự trữ vàng đen lớn nhất hành tinh.
Hàng năm, dành cho mục đích này, ngân sách sẽ phân bổ nhiều tỷ rúp, trong năm tới con số này sẽ là 1,5 tỷ rúp. Các mỏ dầu sẽ được nghiên cứu chủ yếu tập trung ở Đông và Tây Siberia, gần các mỏ đã được khai thác.
Đó là hàng chục mỏ khí đá được xác định ở Tây Siberia ở độ sâu hơn hai km. Trữ lượng dầu được ước tính ở mức 30-40 tỷ tấn, đó là gần ½ trữ lượng của Nga hiện nay.
“Chúng tôi có thể nói về những mỏ mới tại các khu vực hiện đang khai thác. Đây là khu vực Bazhenov mà trước đây không lọt vào danh mục dự trữ, vì không có đủ công nghệ thương mại để khai thác dầu ở độ sâu như vậy. Hôm nay chúng ta có thể nói rằng Nga có cơ hội quan trọng để tăng khối lượng và tài nguyên dầu do nguồn dầu khó khai thác”, ông Alexei Gromov, Viện trưởng Viện Năng lượng và Tài chính, cho biết.
Nếu như Nga là nước có thể dẫn đầu về dự trữ dầu mỏ trong tương lai thì hiện nay Nga đã dẫn đầu trong việc cung cấp loại nhiên liệu khác là khí đốt.
Công ty Nga Gazprom đã lập kỷ lục mới trong lịch sử, xuất khẩu 161,5 tỷ mét khối khí đốt, chiếm gần 1/3 thị trường, trong đó bao gồm châu Âu, kể cả Thổ Nhĩ Kỳ.
Năm 2011, thị phần của tập đoàn chiếm 27 % toàn bộ thị trường. Trong năm 2012, số lượng xuất khẩu giảm nhẹ. Vào khoảng giữa năm ngoái, tình hình thay đổi có lợi cho công ty khi nhiên liệu hoá lỏng từ Qatar (tại thời điểm đó là một trong những nhà cung cấp chính ở châu Âu) gần như hoàn toàn "đổi dòng chảy" vào Nhật Bản.
Gazprom cũng có thể tăng xuất khẩu khí đốt sang châu Âu nhờ nguồn nhiên liệu khai thác ở châu Phi. Trong tuần này, Gazprom sẽ tham gia cuộc đấu thầu quốc tế để thăm dò và phát triển hơn 30 mỏ mới đầy hứa hẹn ở Algeria.
Đây cũng có thể là cơ hội cho nhiều công ty dầu khí châu Âu và Mỹ, nhưng theo một số nhà phân tích, hiện giờ Nga có nhiều khả năng thắng thầu.
Nga dự định không chỉ tăng xuất khẩu dầu khí theo hướng Tây, mà còn muốn tăng xuất khẩu vào châu Á. Công suất thông qua đường ống dẫn "Đông Siberia - Thái Bình Dương" năm 2020 sẽ tăng gấp đôi, lên tới 80 triệu tấn dầu/năm.
Đó là kế hoạch trong chương trình đầu tư của Transneft. Để thực hiện chương trình này, công ty của Nga sẽ nhận được từ ngân sách 2.000 tỉ rúp.

Dự báo đến năm 2030 nhu cầu dầu mỏ sẽ chững lại
26/10/2017 20:13 PM

Lại ấn định thời điểm đưa xăng sinh học ra thị trường: Có hay không lợi ích nhóm?
16/07/2014 00:00 AM

Iran, Nga thành lập Ủy ban Hợp tác khí đốt chung
16/07/2014 00:00 AM

Tảu chở dầu Iran vẫn tiếp tục bị cấm vận
16/07/2014 00:00 AM

Hoàn thành bảo dưỡng Nhà máy lọc dầu Dung Quất trước thời hạn 5 ngày
15/07/2014 09:40 AM

Vì sao giá xăng dễ tăng, khó giảm?
14/07/2014 00:00 AM

Tăng giá xăng dầu - Người tiêu dùng “bình thản”
14/07/2014 00:00 AM

Rò rỉ dầu làm dấy lên lo ngại về môi trường tại tỉnh Santos Basin (Brasil)
11/07/2014 00:00 AM

Giá cước taxi sắp tăng thêm 1.000 đồng/km
11/07/2014 00:00 AM

Sharara dự kiến phục hồi sản xuất trong hôm nay
10/07/2014 00:00 AM

China National thắng thầu hợp đồng đường ống dẫn khí Reliance ở Ấn Độ
10/07/2014 00:00 AM

Cần có quy định để tăng dần tỷ trọng xăng E5 trên thị trường
10/07/2014 00:00 AM

BP khuyến cáo trữ lượng dầu chỉ đủ cho thế giới dùng trong hơn 50 năm
09/07/2014 00:00 AM

Xăng tăng liên tục vào “giờ hiểm”, Bộ Tài chính nói gì?
09/07/2014 00:00 AM

Nga, Ukaina tiếp tục đàm phán khí đốt trong ngày mai
08/07/2014 00:00 AM

Nga giảm dự báo cổ tức của Gazprom do chi phí đầu tư tăng
08/07/2014 00:00 AM

PTSC tập trung vào thị trường dịch vụ dầu khí quốc tế
08/07/2014 00:00 AM

Lực lượng phiến quân trao trả lại hai cảng dầu mỏ cho Libya
07/07/2014 09:18 AM

Petrolimex thử nghiệm thành công hệ thống chữa cháy cố định tự động, bán tự động
04/07/2014 00:00 AM
