Ước tính mỗi lít xăng sinh học ethanol sản xuất ra đang khiến doanh nghiệp lỗ ít nhất 434 đồng.
Xăng ethanol (E5) được Nhà nước khuyến khích và có mặt trên thị trường từ năm 2007, nhưng thống kê từ Bộ Công Thương cho thấy đến nay đã có một nhà máy sản xuất xăng ethanol phải ngừng hoạt động, 6 nhà máy còn lại cũng chỉ hoạt động cầm chừng.
Hơn 5 năm đi vào sản xuất, hiện tổng sản lượng xăng ethanol của Việt Nam mỗi năm đạt 535 triệu lít. Số lượng này đủ cho nhu cầu tiêu thụ trong nước. Thế nhưng, nhiều doanh nghiệp sản xuất xăng ethanol lại đang đứng nguy cơ phá sản vì sản phẩm chưa được người tiêu dùng ủng hộ.
Ở khối tư nhân, nhà máy sản xuất ethanol của Công ty Đại Việt có công suất thiết kế 70 triệu lít/năm nhưng cũng chỉ chạy khoảng 35% công suất thiết kế. Nhà máy của Công ty Cổ phần Đồng Xanh dù đã ngưng hoạt động 2 năm nay, nhưng công ty này vẫn còn nợ ngân hàng, nợ lương và nợ tiền người dân trồng sắn đến 967 tỉ đồng.
Các nhà máy của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam (PVN) cũng thảm hại không kém. Nhà máy xăng ethanol Phú Thọ đã ngưng xây dựng từ giữa năm 2012 do khó khăn về vốn. Trước đó, nhà máy xăng ethanol Bình Phước (thuộc PVN) đã lỗ 270 tỉ đồng/năm. Một nhà máy khác của PVN là Dung Quất tuy sản xuất được hơn 27.000 m3 cồn ethanol năm ngoái nhưng cũng chỉ tiêu thụ được 10% ở thị trường trong nước, còn lại phải xuất khẩu.
Có thể thấy, thị trường trong nước tiêu thụ xăng ethanol quá thấp cộng với chi phí sản xuất cao đã khiến cho các nhà máy thua lỗ. Theo thông tin từ PVN, sản lượng tiêu thụ xăng ethanol cả năm của Việt Nam chỉ khoảng 30.000-40.000 m3, tương đương với 1.500 m3 cồn ethanol (bằng công suất sản xuất trong 5 ngày của một nhà máy ethanol). Hiện chỉ có 20% sản lượng cồn ethanol được tiêu thụ trong nước qua hệ thống phân phối của PVN và Công ty Sài Gòn Petro, còn lại phải xuất khẩu sang Nhật, Hàn Quốc, Philippines...
Nhìn vào bài toán chi phí sẽ hiểu tại sao các nhà máy này thua lỗ. Giá thành làm ra một lít xăng ethanol trung bình là 17.000-18.000 đồng/lít, nhưng giá xuất khẩu chỉ có 14.000 đồng/lít do bạn hàng chỉ chấp nhận mua ở mức đó. Như vậy, mỗi nhà máy chỉ cần sản xuất 100 triệu lít/năm đã lỗ 300-600 tỉ đồng. Còn tiêu thụ trong nước thì lỗ khoảng 434 đồng/lít. Cũng vì thua lỗ mà cuối năm ngoái, cổ đông Itochu (Nhật) và Công ty Licogi 16 đã muốn rút vốn khỏi nhà máy xăng ethanol Bình Phước nhưng đến nay vẫn chưa tìm được đối tác mua lại.
Tình hình bi đát là thế, nhưng theo kế hoạch, Việt Nam sẽ có 13 nhà máy xăng ethanol vào năm 2015. “Thời điểm này, khi 7 nhà máy đã đầu tư vẫn chưa tìm được lối thoát thì những nhà máy còn nằm trên giấy cũng không nên tiếp tục đầu tư. Tổng sản lượng của những nhà máy hiện tại đã đủ cung cấp cho thị trường trong nước và giá xuất khẩu vẫn chưa có lợi. Nếu muốn đầu tư tiếp thì ít nhất phải chờ thêm vài năm nữa”, một chuyên gia thuộc PVN (không nêu tên) nhận xét.
Bên cạnh nguyên nhân thị trường chưa đón nhận, xăng ethanol của Việt Nam còn vướng phải rào cản chi phí sản xuất thiếu hợp lý. Trong đó bao gồm chi phí đầu tư nhà máy và giá nguyên liệu đầu vào. Theo một số tài liệu, chi phí đầu tư xây dựng nhà máy nhiên liệu sinh học tại Việt Nam đều cao hơn so với nhà máy cùng công suất trên thế giới. Ngoài ra, giá nguyên liệu đầu vào (bắp, sắn...) ở các nước khác cũng thấp hơn vì sử dụng giống biến đổi gen có năng suất cao hơn. Tại Việt Nam, năng suất trồng sắn chỉ đạt 15-20 tấn/ha, bằng 1/3 năng suất sắn nước ngoài.
Trong một nỗ lực vực dậy xăng ethanol, vừa qua Chính phủ đã ban hành lộ trình yêu cầu các doanh nghiệp xăng dầu đẩy mạnh đầu tư hệ thống phân phối xăng ethanol. Theo đó, xăng ethanol sử dụng cho các phương tiện đường bộ sẽ phải được đầu tư hệ thống phân phối rộng rãi hơn nữa, thí điểm trước tiên tại Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ngãi và Bà Rịa - Vũng Tàu từ ngày 1.12.2014. Đến đầu năm 2015, xăng ethanol sẽ phải được phủ sóng trên cả nước.
Thực tế, xăng ethanol đang bán trên thị trường là hỗn hợp gồm 5% cồn ethanol và 95% xăng thông thường. Trong quá trình đốt, xăng ethanol tạo ra ít khí thải CO hơn các loại xăng thông dụng như A92 hay A95. Vì vậy, loại xăng này có thể được coi là thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, theo nhiều doanh nghiệp, để các dự án năng lượng sinh học phát triển tốt, Chính phủ cần có chính sách dài hạn như như miễn thuế nhập khẩu đối với trang thiết bị sản xuất ethanol mà trong nước chưa sản xuất được, miễn thuế môi trường đối với phần xăng nền để pha chế xăng ethanol, giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, hay hỗ trợ thuế VAT đối với sản phẩm đầu ra.

Dự báo đến năm 2030 nhu cầu dầu mỏ sẽ chững lại
26/10/2017 20:13 PM

Lại ấn định thời điểm đưa xăng sinh học ra thị trường: Có hay không lợi ích nhóm?
16/07/2014 00:00 AM

Iran, Nga thành lập Ủy ban Hợp tác khí đốt chung
16/07/2014 00:00 AM

Tảu chở dầu Iran vẫn tiếp tục bị cấm vận
16/07/2014 00:00 AM

Hoàn thành bảo dưỡng Nhà máy lọc dầu Dung Quất trước thời hạn 5 ngày
15/07/2014 09:40 AM

Vì sao giá xăng dễ tăng, khó giảm?
14/07/2014 00:00 AM

Tăng giá xăng dầu - Người tiêu dùng “bình thản”
14/07/2014 00:00 AM

Rò rỉ dầu làm dấy lên lo ngại về môi trường tại tỉnh Santos Basin (Brasil)
11/07/2014 00:00 AM

Giá cước taxi sắp tăng thêm 1.000 đồng/km
11/07/2014 00:00 AM

Sharara dự kiến phục hồi sản xuất trong hôm nay
10/07/2014 00:00 AM

China National thắng thầu hợp đồng đường ống dẫn khí Reliance ở Ấn Độ
10/07/2014 00:00 AM

Cần có quy định để tăng dần tỷ trọng xăng E5 trên thị trường
10/07/2014 00:00 AM

BP khuyến cáo trữ lượng dầu chỉ đủ cho thế giới dùng trong hơn 50 năm
09/07/2014 00:00 AM

Xăng tăng liên tục vào “giờ hiểm”, Bộ Tài chính nói gì?
09/07/2014 00:00 AM

Nga, Ukaina tiếp tục đàm phán khí đốt trong ngày mai
08/07/2014 00:00 AM

Nga giảm dự báo cổ tức của Gazprom do chi phí đầu tư tăng
08/07/2014 00:00 AM

PTSC tập trung vào thị trường dịch vụ dầu khí quốc tế
08/07/2014 00:00 AM

Lực lượng phiến quân trao trả lại hai cảng dầu mỏ cho Libya
07/07/2014 09:18 AM

Petrolimex thử nghiệm thành công hệ thống chữa cháy cố định tự động, bán tự động
04/07/2014 00:00 AM
