Bộ Ngoại giao Việt Nam vừa ra tuyên bố kiên quyết phản đối việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
|
Sơ đồ vị trí giàn khoan HD981 của Trung Quốc hạ đặt trái phép nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam *Ảnh nhỏ: Giàn khoan HD981 khổng lồ của Trung Quốc - Ảnh: Tư Liệu - Đồ họa: Vĩ Cường |
Ngày 3-5, trên trang web của Cục Hải sự Trung Quốc đã đưa cảnh báo hàng hải số 14033 về việc giàn khoan Hải dương 981 (HD 981) “tác nghiệp tại Nam Hải”.
Cảnh báo này cho biết từ ngày 2-5 đến 15-8, giàn khoan HD 981 sẽ hoạt động tại tọa độ 15029’N/1110 12’E. Cấm tất cả các loại phương tiện không được xâm nhập vào khu vực HD 981 hoạt động trong phạm vi bán kính 1 hải lý.
Đối chiếu theo tọa độ trên thì giàn khoan HD 981 đã xâm phạm vào lô 143 trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý (221km) và cách phía nam đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 18 hải lý.
Đây là khu vực hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
Việt Nam kiên quyết phản đối
Bộ Ngoại giao Việt Nam vừa ra tuyên bố phản đối việc Trung Quốc có hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về thông báo hàng hải ngày 3-5-2014 của Cục Hải sự Trung Quốc nói rằng giàn khoan HD 981 tiến hành khoan và tác nghiệp tại vị trí có tọa độ 15o29’58” vĩ Bắc -111o12’06” kinh Đông từ ngày 2-5 đến 15-8-2014, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ: “Vị trí tọa độ hoạt động của giàn khoan HD 981 nêu trong thông báo hàng hải của Cục Hải sự Trung Quốc nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý”.
Ông Lê Hải Bình nhấn mạnh: “Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình được xác định phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982. Mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển của Việt Nam khi chưa được phép của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị, Việt Nam kiên quyết phản đối”.
|
Giàn khoan khổng lồ HD 981 của Trung Quốc được xây dựng với kinh phí lên đến 1 tỉ USD - Ảnh: Tư Liệu |
Yêu cầu rút giàn khoan
Trong khi đó, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng ra thông cáo cho biết ngày 2-5-2014, Tổng công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc đã đưa giàn khoan HD 981 vào định vị khoan tại vị trí cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
Việc làm này của Tổng công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc đã xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam theo quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982.
Ngày 4-5, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã có thư gửi chủ tịch và tổng giám đốc của Tổng công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc cực lực phản đối hành động này và kiên quyết yêu cầu Tổng công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc dừng ngay lập tức các hoạt động bất hợp pháp và rút giàn khoan HD 981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam.
Việc làm nói trên của Tổng công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc đi ngược lại tinh thần hợp tác giữa hai tập đoàn dầu khí quốc gia, trái với thông lệ của các hoạt động dầu khí quốc tế cũng như phương châm hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam yêu cầu Tổng công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc không để tái diễn những việc làm tương tự.

Dự báo đến năm 2030 nhu cầu dầu mỏ sẽ chững lại
26/10/2017 20:13 PM

Lại ấn định thời điểm đưa xăng sinh học ra thị trường: Có hay không lợi ích nhóm?
16/07/2014 00:00 AM

Iran, Nga thành lập Ủy ban Hợp tác khí đốt chung
16/07/2014 00:00 AM

Tảu chở dầu Iran vẫn tiếp tục bị cấm vận
16/07/2014 00:00 AM

Hoàn thành bảo dưỡng Nhà máy lọc dầu Dung Quất trước thời hạn 5 ngày
15/07/2014 09:40 AM

Vì sao giá xăng dễ tăng, khó giảm?
14/07/2014 00:00 AM

Tăng giá xăng dầu - Người tiêu dùng “bình thản”
14/07/2014 00:00 AM

Rò rỉ dầu làm dấy lên lo ngại về môi trường tại tỉnh Santos Basin (Brasil)
11/07/2014 00:00 AM

Giá cước taxi sắp tăng thêm 1.000 đồng/km
11/07/2014 00:00 AM

Sharara dự kiến phục hồi sản xuất trong hôm nay
10/07/2014 00:00 AM

China National thắng thầu hợp đồng đường ống dẫn khí Reliance ở Ấn Độ
10/07/2014 00:00 AM

Cần có quy định để tăng dần tỷ trọng xăng E5 trên thị trường
10/07/2014 00:00 AM

BP khuyến cáo trữ lượng dầu chỉ đủ cho thế giới dùng trong hơn 50 năm
09/07/2014 00:00 AM

Xăng tăng liên tục vào “giờ hiểm”, Bộ Tài chính nói gì?
09/07/2014 00:00 AM

Nga, Ukaina tiếp tục đàm phán khí đốt trong ngày mai
08/07/2014 00:00 AM

Nga giảm dự báo cổ tức của Gazprom do chi phí đầu tư tăng
08/07/2014 00:00 AM

PTSC tập trung vào thị trường dịch vụ dầu khí quốc tế
08/07/2014 00:00 AM

Lực lượng phiến quân trao trả lại hai cảng dầu mỏ cho Libya
07/07/2014 09:18 AM

Petrolimex thử nghiệm thành công hệ thống chữa cháy cố định tự động, bán tự động
04/07/2014 00:00 AM
