Kể từ khi Liên bang Xô viết chính thức tan rã, một chậm rãi nhưng chắc chắn, NATO đã từng bước gia nhập các thành viên Đông Âu vào tổ chức của mình. Tương tự, Liên minh Châu Âu của mở rộng cánh cửa chào đón những người hàng xóm phía đông của mình trước đây vốn nằm trong quỹ đạo của Moscow.
Nga đã nhỉn thấy đó là một mối nguy, và sau sự sụp đổ của chính phủ thân Nga của cựu tổng thống Viktor Yanukovych, Nga nhìn nhận rằng sự mất mát này dường như đã đi quá giới hạn chịu đựng của mình.
Từ quan điểm đó, tổng thống Vladimir Putin cho rằng bằng việc kiểm soát Crimea ông ta có thể ngăn chặn kế hoạch, với sự hậu thuẫn của NATO, để mở rộng về phía đông. Nga đã minh chứng rằng phương Tây không đủ khả năng giải quyết mọi cuộc xung đột trên khắp thế giới mà điều đó thì quan trọng đối với Nga hơn là đối với Châu Âu hay Mỹ.
Tuy nhiên, thực tề là, Nga cũng đang bị mắc vào chính cái bẫy của mình. Moscow không chỉ nhận những lời chỉ trích quốc tế sau hành động ở Crimea mà còn khiến cho nền kinh tế trở nên tồi tệ hơn. Thị trường chứng khoán Nga giảm điểm liên tiếp, các quỹ đầu tư lần lượt rời bỏ thị trường, và ngày hôm qua, có ve như hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s đang xem xét hạ bậc tính nhiệm đối với Gazprom và Rosneft.
Theo streetinsider.com, “hạ bậc tín nhiệm phản ánh quan điểm của Moody về việc xếp hạng các công ty dựa trên sự liên kết chặt chẽ với chính quyền và Moody vẫn tiếp tục bi quan đối với sự thay đổi hệ thống tín dụng của chính phủ trung ương.”
Gazprom và Rosneft là hai nguồn lực kinh tế chủ yếu của Kremlin, là lí do Nga được xem như là một siêu cường năng lượng. Nếu uy tín thanh toán của hai công ty này bị nghi ngờ bởi hành động xâm lược của Nga, thì lợi ích mà Putin tin rằng ông gặt hái được tại Crimea sẽ mang lại nhiều so với những tổn hại mà nói gây ra với nền kinh tế. Và điều này thậm chí không được tính trong mất phí tổn kinh tế của việc sát nhập Crimea và Liên bang Nga, mà nó không phải là không đáng kể.
Hơn thế nữa, hành động của Nga sẽ có thể thúc giục Châu Âu phản ứng lại. Ba Lan ngay lập tức đã cải thiện hệ thống an ninh năng lượng của mình vào ngày 01/04 khi Đức chính thức đưa vào hoạt động một trạm bơm cho phép đả ngược dòng vận chuyển khí gas. Kết quả của thỏa thuận ký kết giữa hai quốc gia Đức-Ba Lan hồi năm 2012 này, trạm bơm trên được đặt tại miền đông nước Đức và có thể cho phép Ba Lan đáp ứng nhu cầu năng lượng trong nước thậm chí ngay cả khi diễn ra sự kiện nguồn cung gián đoạn từ Nga.
Đường ống vận chuyển Yamal-Châu Âu liên kết cơ sở khai thác khí gas ở Siberia đến Tây Âu. Nó chạy từ đông sang tây, và ngang qua Ba Lan trên con đường đến thẳng nước Đức. Cho đến nay, dòng vận chuyển này chỉ có một tuyến đường duy nhất. Việc mở cửa trạm bơm tại Mallnow, Đức hiện tại chấp nhận để cho sản lượng khí đốt tự nhiên được tải vào một hướng khác, có khả năng cung cấp cho Ba Lan tăng lên đến 5,5 tỉ mét khối một năm.
Trong khi trạm bơm đã đi vào hoạt động, EU sẽ tìm kiếm các biện pháp thay thế nhằm cắt đứt lĩnh vực khí đốt Nga ra khỏi danh sách đầu tư của mình. EU mong muốn Ủy ban Châu Âu công bố lộ trình chi tiết vào tháng 06/2014 bằng cách nào để EU bớt phụ thuộc vào nguồn Năng lượng Nga.
Các quốc gia thành viên hiện vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh các phương hướng để theo đuổi mục tiêu trên, như là nhập khẩu nhiều LNG hơn, phát triển khí gas đá phiến trong khu vực, năng lượng tái sinh và sử dụng năng lượng hiệu quả hơn, nhưng hầu hết đều nhất trí rằng cần phải nỗ lực để ngày càng ít phụ thuộc vào Moscow.
Điều này, trong ngắn hạn, sẽ không mang lại ý nghĩa gì nhiều, thế nhưng không giống các cuộc xung đột trước đó với Nga về khả năng của nước này như là một đối tác năng lượng đáng tin cậy, sự sát nhập Crimea có thể sẽ khiến cho nó thành hiện thực và duy trì nỗ lực của EU nhằm cắt giảm khí gas của Nga. Và nó sẽ lả nguyên nhân làm suy giảm sự ảnh hưởng của Nga tại châu Âu về lâu dài.
Và khi Châu Âu cự tuyệt Nga, sự kiếm soát Crimea của Putin có vẻ sẽ tốn kém hơn rất nhiều so với những gì mà Kremlin đã mường tượng. Thật vậy, xu hướng xoa dịu có thể sẽ diễn ra trong quan điểm của Moscow thời gian tới. Hôm qua, Nga đã phát tín hiệu rằng nước này sẽ rút một phần quân đội dọc theo biên giới với Ukraina, một động thái cho thấy Putin vẫn chưa sẵn sàng gửi quân vào Ukraina mà tahy vào đó là đang kiếm cách nhằm làm giảm căng thẳng. Dĩ nhiên Kremlin nhận ra rằng tình hình căng thẳng với phương Tây đang gây thiệt hại cho Nga.

Dự báo đến năm 2030 nhu cầu dầu mỏ sẽ chững lại
26/10/2017 20:13 PM

Lại ấn định thời điểm đưa xăng sinh học ra thị trường: Có hay không lợi ích nhóm?
16/07/2014 00:00 AM

Iran, Nga thành lập Ủy ban Hợp tác khí đốt chung
16/07/2014 00:00 AM

Tảu chở dầu Iran vẫn tiếp tục bị cấm vận
16/07/2014 00:00 AM

Hoàn thành bảo dưỡng Nhà máy lọc dầu Dung Quất trước thời hạn 5 ngày
15/07/2014 09:40 AM

Vì sao giá xăng dễ tăng, khó giảm?
14/07/2014 00:00 AM

Tăng giá xăng dầu - Người tiêu dùng “bình thản”
14/07/2014 00:00 AM

Rò rỉ dầu làm dấy lên lo ngại về môi trường tại tỉnh Santos Basin (Brasil)
11/07/2014 00:00 AM

Giá cước taxi sắp tăng thêm 1.000 đồng/km
11/07/2014 00:00 AM

Sharara dự kiến phục hồi sản xuất trong hôm nay
10/07/2014 00:00 AM

China National thắng thầu hợp đồng đường ống dẫn khí Reliance ở Ấn Độ
10/07/2014 00:00 AM

Cần có quy định để tăng dần tỷ trọng xăng E5 trên thị trường
10/07/2014 00:00 AM

BP khuyến cáo trữ lượng dầu chỉ đủ cho thế giới dùng trong hơn 50 năm
09/07/2014 00:00 AM

Xăng tăng liên tục vào “giờ hiểm”, Bộ Tài chính nói gì?
09/07/2014 00:00 AM

Nga, Ukaina tiếp tục đàm phán khí đốt trong ngày mai
08/07/2014 00:00 AM

Nga giảm dự báo cổ tức của Gazprom do chi phí đầu tư tăng
08/07/2014 00:00 AM

PTSC tập trung vào thị trường dịch vụ dầu khí quốc tế
08/07/2014 00:00 AM

Lực lượng phiến quân trao trả lại hai cảng dầu mỏ cho Libya
07/07/2014 09:18 AM

Petrolimex thử nghiệm thành công hệ thống chữa cháy cố định tự động, bán tự động
04/07/2014 00:00 AM
