Còn 14 ngày nữa sẽ thay đổi giá xăng

Trang chủ / Kỹ thuật xăng dầu / Cần đột phá hơn cơ chế quản lý giá xăng dầu;

Cần đột phá hơn cơ chế quản lý giá xăng dầu

Thực tiễn cho thấy Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ra ngày 15-10-2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu đã bộc lộ một số bất cập và nhiều lần đã được góp ý chính sửa hoàn thiện từ nhiều góc độ và các bên liên quan. Hiện bản Dự thảo sửa đổi, bổ sung mới nhất Nghị định này đã được các cơ quan chức năng chuẩn bị và đang được xin ý kiến các thành viên Chính phủ.

 Bản Dự thảo lần này về cơ bản và tổng thể không có nhiều chỉnh sửa lớn về nguyên tắc và nội dung quy định so với các dự thảo trước và so với nguyên gốc Nghị định hiện hành, nên mức độ hoàn thiện không cao và chưa thể góp phần giải quyết triệt để những bức xúc về quản lý và kinh doanh xăng dầu mà dư luận đã, đang và sẽ còn phản ánh.


Tuy nhiên, một số nội dung sửa đổi tại một số điều trong Dự thảo là phù hợp và tích cực do cho phép mở rộng đối tượng tham gia, tăng cường phân cấp, tự do hóa và cạnh tranh trong hoạt động phân phối bán lẻ kinh doanh xăng dầu. Đồng thời, tăng cường hoạt động giám sát và minh bạch hóa giá và trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu; từ đó làm tăng tiện ích cho người mua và tăng tính cạnh tranh, kiểm soát và lành mạnh hóa thị trường trong kinh doanh bán lẻ xăng dầu.


Ngoài ra, trong Dự thảo, riêng về các nội dung liên quan đến giá cơ sở, dự trữ xăng dầu và Quỹ bình ổn giá không có điều chỉnh nhiều, trong khi đây là “điểm mấu chốt” mà bấy lâu nay dư luận đang đặt câu hỏi về tính hiệu lực và hiệu quả của viêc quản lý nhà nước trong kinh doanh xăng dầu. Bên cạnh đó, cũng cần bổ sung cụ thể quyền xử phạt và các mức, quy trình chế tài cụ thể cho mỗi cơ quan và lỗi vi phạm, nhất là vi phạm về chất lượng và số lượng xăng dầu bán lẻ để tăng “tính răn đe” và không để “chồng chéo” trách nhiệm.
Viết lại giá cơ sở!


Thực tế phương án tính chu kỳ giá cơ sở có nhiều bất cập, khá rắc rối và ít ý nghĩa trong bảo đảm quyền kinh doanh thị trường và quản lý nhà nước theo cơ chế thị trường. Hơn nữa, dễ tạo ra ngộ nhận và lạm dụng, cũng như làm méo mó giá cả và xu hướng thị trường. Vì vậy việc cần là chỉnh sửa giá cơ sở xăng dầu theo hướng viết lại giá cơ sở, theo đó có thể phân tách thành hai phần cứng và mềm.
Cụ thể, phần “cứng” - tức giá cơ sở mới, sẽ chỉ gồm các chi phí sản xuất tối thiểu, cụ thể là giá nhập khẩu gốc tại thời điểm hiện hành (giá thực trả, bao gồm có tính đến biến động thực của tỷ giá); Chi phí vận chuyển hợp lý tối thiểu; Hao hụt định mức kỹ thuật và chi phí lưu thông khách quan khác tối thiểu để chuyển xăng dầu đến tổng kho và cơ sở bán lẻ.


Phần “mềm” sẽ bao gồm khoản lãi định mức của doanh nghiệp kinh doanh phân phối xăng dầu. Các nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách nhàn ước và các khoản thu khác cho nhà nước (như thuế, phí, và các khoản thu đặc biệt khác cho ngân sách). Tuy nhiên, trong thực tế, phần “cứng” sẽ có 2/3 yếu tố đầu lại có tính chất “mềm”, do doanh nghiệp chủ động điều chỉnh linh hoạt theo sát biến động thực tế thị trường. Còn phần “mềm” do Nhà nước quy định và linh hoạt điều chỉnh cho từng thời điểm, đối tượng cụ thể và buộc doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu phải tuân thủ nghiêm ngặt.


Bên cạnh đó, cần bóc tách và bảo đảm sự độc lập và minh bạch hơn giữa yêu cầu nhiệm vụ chính trị về dự trữ bảo đảm an ninh xăng dầu quốc gia, với quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm về dự trữ thương mại vì mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, để tránh sự lạm dụng "mù mờ" cho lợi ích nhóm và kiểu tư duy nhiệm kỳ trong kinh doanh xăng dầu.
Đổi mới cơ chế hoạt động Quỹ bình ổn giá


Những quy định hiện hành về Quỹ bình ổn giá xăng dầu dễ tạo ra sự “lúng túng” và “mập mờ” trong thực tế quản lý, vì đơn giản là mỗi doanh nghiệp có số lượng bán ra không giống nhau, do đó mức trích và xả Quỹ cung không giống nhau, nhất là chúng không cùng thời điểm hết Quỹ trong khi giá cả bị cố định chung cho toàn ngành, và việc bù lỗ không có nguồn vốn, dễ làm giả con số và dễ bị làm dụng, trong khi rất khó kiểm tra sự lạm dụng này, nhất là khi có sự liên kết lợi ích nhóm giữa các bên có liên quan.


Trên thực tế, người ta vẫn thấy có những bất cập trong cơ chế hiện hành, lẫn trong triển vọng hoạt động và vị thế của Quỹ. Rõ ràng nhu cầu đổi mới mục tiêu và cơ chế hoạt động của Quỹ là hết sức bức thiết. Điều cần nhấn mạnh là cần sớm nghiên cứu tách bạch nhiệm vụ, cơ chế quản lý xăng dầu cho mục tiêu dự trữ bảo đảm an ninh xăng dầu với nhiệm vụ kinh doanh xăng dầu vì mục tiêu thương mại của các đầu mối về xăng dầu hiện nay và trong tương lai.


Về mục tiêu và tên gọi của Quỹ, thay vì lấy sự ổn định hình thức của giá xăng dầu trong thời điểm “có tính chất chính trị” làm mục tiêu hàng đầu, thì Quỹ cần lấy việc hỗ trợ chuyển nhanh hoạt động kinh doanh xăng dầu sang cơ chế thị trường làm ưu tiên số 1. Đồng thời, Quỹ ngày càng chuyển sang mục tiêu hỗ trợ tích cực trực tiếp cho hoạt động dự trữ quốc gia bảo đảm an ninh xăng dầu nói riêng, an ninh năng lượng quốc gia nói chung.


Với mục tiêu này và để tập trung nguồn lực từ các loại quỹ tương tự (như Quỹ bình ổn giá điện, than…), có thể xem xét mở rộng và đổi tên thành Quỹ dự trữ xăng dầu Quốc gia hoặc thành Quỹ An ninh năng lượng Quốc gia. Còn nếu muốn lấy tên như cũ thì cùng nên bỏ chứ giá, chỉ còn là “Quỹ bình ổn xăng dầu Quốc gia”.


Còn về cơ chế quản lý Quỹ, chúng ta cần phải coi đây là Quỹ Quốc gia và phải được quản lý trực tiếp, tập trung bởi Hội đồng Quỹ liên ngành và trực thuộc một cơ quan quản lý nhà nước thích hợp, trong đó tốt nhất là Bộ Tài chính hoặc Bộ Công thương.


Nguồn vốn của Quỹ sẽ được hình thành từ hai nguồn lớn: Thứ nhất, tách một bộ phận trong số các đơn vị tập đoàn xăng dầu nhà nước hiện nay để hình thành riêng nền tảng cơ sở ban đầu cả về tài chính, nhân lực, bộ máy, cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho Quỹ. Thứ hai, nguồn bổ sung tài chính hàng năm cho Quỹ đuợc duy trì bằng khoản thu trích trực tiếp qua giá từ các đơn vị đầu mối và quản lý tập trung vào bộ máy của Quỹ.


Ngoài ra, có thể nghiên cứu lồng ghép việc thu lập Quỹ vào một khoản thu ngân sách trực tiếp trong các nguồn thu ngân sách nhà nước hiện nay theo Luật Ngân sách Nhà nước; có thể giữ nguyên tên gọi khoản thu này như một khoản thu ngân sách nhà nước chính thức mới, nhưng “mềm” về mức thu và thời gian áp dụng, hoặc tiện nhất là lồng ghép với thu qua thuế xuất-nhập khẩu xăng dầu. Mức thu này có thể được dự toán theo kế hoạch, với sự điều chỉnh bổ sung tùy theo bối cảnh và mục tiêu quản lý nhà nước cụ thể. Sau đó, sẽ tiến hành trích lập và bổ sung Quỹ từ nguồn ngân sách nhà nước hằng năm cho cơ quan quản lý Quỹ. Điều này là cần thiết để khắc phục các bất cập trong hình thành và quản lý Quỹ hiện hành, đồng thời tạo sự linh hoạt trong quản lý Quỹ cho mục tiêu mới nêu trên của Quỹ, cũng như cho các mục tiêu quản lý nhà nước khác có thể đặt ra. Đồng thời, còn giúp giải tỏa tâm lý xã hội đầy bức xúc trước quá nhiều các khoản thu phức tạp cộng vào giá xăng dầu, nhất là tâm lý cho rằng việc thu và quản lý Quỹ như hiện nay làm tăng quyền hạn và sự phiền hà, cũng như chỉ có lợi cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.


Nội dung và nhiệm vụ chi của Quỹ gắn với yêu cầu trực tiếp hỗ trợ các hoạt động dự trữ quốc gia nhằm bảo đảm an ninh xăng dầu - năng lượng và hoạt động bán ra theo chỉ đạo nhằm cân đối cung cầu xăng-dầu trong khi thị trường có biến động mạnh; từ đó, giúp tạo lòng tin và áp lực giảm giá xăng dầu cho những địa bàn, thời điểm và đối tượng lựa chọn cụ thể bởi Hội đồng quản lý Quỹ hoặc trực tiếp từ lệnh của Thủ tướng Chính phủ trong trường hợp đặc biệt cần thiết;


Ngoài ra, Quỹ cũng có thể tài trợ cho hoạt động khuyến khích và bảo đảm cạnh tranh thị trường bình đẳng, lành mạnh trong quá trình mở rộng sự tham gia của các thành phần kinh tế khác trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu. Trên hết, cần bảo đảm sự minh bạch, rõ ràng trong mục tiêu và tính có thể dự báo được, cũng như tăng cường thông tin và trách nhiệm giải trình trong cơ chế hoạt động của Quỹ.
Đề xuất phương án mới điều chỉnh chu kỳ tính giá cơ sở


Với việc hình thành Quỹ theo đề xuất trên, cần có phương án thứ ba cho điều chỉnh chu kỳ tính giá cơ sở theo hướng trung hòa hai phương án tính định trình xin ý kiến thành viên Chính phủ.


Cụ thể, phương án 3 về chu kỳ tính giá cơ sở sẽ được tính bình quân 15 ngày sát với ngày tính giá để bảo đảm tính cập nhật và liên thông thị trường cao hơn. Ngoài ra, Quỹ dự trữ xăng dầu Quốc gia sẽ bảo đảm ít nhất 15 ngày dự trữ và thực hiện hoạt động bán ra, hay mua vào thích hợp nhằm quản lý thị trường theo mục tiêu và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.


Phương án 3 này chắc chắn sẽ đáp ứng tốt hơn các mục tiêu và nguyên tắc quản lý nhà nước về tính công bằng, minh bạch và thị trường so với hai phương án được đề nghị lấy ý kiến trong Tờ trình của Bộ Công thương.


Theo đó, phương án này cho phép các doanh nghiệp đầu mối chỉ phải dự trữ kinh doanh xăng dầu 15 ngày, tức sẽ giảm thiểu hoặc loại bỏ được rủi ro, thiệt thòi cho doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu vì không phải dự trữ tới 30 ngày như phương án 1. Đồng thời, với việc Quỹ bảo đảm dự trữ quốc gia 15 ngày và Nhà nước không phải bù ngân sách hỗ trợ cho doanh nghiệp nếu xăng dầu thế giới tăng giá cho doanh nghiệp đầu mối, nên cũng loại bỏ được rủi ro của cơ chế xin-cho hoặc kẽ hở cho sự lạm dụng, gian lận khi tính toán bù lỗ theo phương án 2.

du-bao-den-nam-2030-nhu-cau-dau-mo-se-chung-lai

Dự báo đến năm 2030 nhu cầu dầu mỏ sẽ chững lại

26/10/2017 20:13 PM

lai-an-dinh-thoi-diem-dua-xang-sinh-hoc-ra-thi-truong-co-hay-khong-loi-ich-nhom

Lại ấn định thời điểm đưa xăng sinh học ra thị trường: Có hay không lợi ích nhóm?

16/07/2014 00:00 AM

iran-nga-thanh-lap-uy-ban-hop-tac-khi-dot-chung

Iran, Nga thành lập Ủy ban Hợp tác khí đốt chung

16/07/2014 00:00 AM

tau-cho-dau-iran-van-tiep-tuc-bi-cam-van

Tảu chở dầu Iran vẫn tiếp tục bị cấm vận

16/07/2014 00:00 AM

hoan-thanh-bao-duong-nha-may-loc-dau-dung-quat-truoc-thoi-han-5-ngay

Hoàn thành bảo dưỡng Nhà máy lọc dầu Dung Quất trước thời hạn 5 ngày

15/07/2014 09:40 AM

vi-sao-gia-xang-de-tang-kho-giam

Vì sao giá xăng dễ tăng, khó giảm?

14/07/2014 00:00 AM

tang-gia-xang-dau--nguoi-tieu-dung-binh-than

Tăng giá xăng dầu - Người tiêu dùng “bình thản”

14/07/2014 00:00 AM

ro-ri-dau-lam-day-len-lo-ngai-ve-moi-truong-tai-tinh-santos-basin-brasil

Rò rỉ dầu làm dấy lên lo ngại về môi trường tại tỉnh Santos Basin (Brasil)

11/07/2014 00:00 AM

gia-cuoc-taxi-sap-tang-them-1000-dongkm

Giá cước taxi sắp tăng thêm 1.000 đồng/km

11/07/2014 00:00 AM

sharara-du-kien-phuc-hoi-san-xuat-trong-hom-nay

Sharara dự kiến phục hồi sản xuất trong hôm nay

10/07/2014 00:00 AM

china-national-thang-thau-hop-dong-duong-ong-dan-khi-reliance-o-an-do

China National thắng thầu hợp đồng đường ống dẫn khí Reliance ở Ấn Độ

10/07/2014 00:00 AM

can-co-quy-dinh-de-tang-dan-ty-trong-xang-e5-tren-thi-truong

Cần có quy định để tăng dần tỷ trọng xăng E5 trên thị trường

10/07/2014 00:00 AM

bp-khuyen-cao-tru-luong-dau-chi-du-cho-the-gioi-dung-trong-hon-50-nam

BP khuyến cáo trữ lượng dầu chỉ đủ cho thế giới dùng trong hơn 50 năm

09/07/2014 00:00 AM

xang-tang-lien-tuc-vao-gio-hiem-bo-tai-chinh-noi-gi

Xăng tăng liên tục vào “giờ hiểm”, Bộ Tài chính nói gì?

09/07/2014 00:00 AM

nga-ukaina-tiep-tuc-dam-phan-khi-dot-trong-ngay-mai

Nga, Ukaina tiếp tục đàm phán khí đốt trong ngày mai

08/07/2014 00:00 AM

nga-giam-du-bao-co-tuc-cua-gazprom-do-chi-phi-dau-tu-tang

Nga giảm dự báo cổ tức của Gazprom do chi phí đầu tư tăng

08/07/2014 00:00 AM

ptsc-tap-trung-vao-thi-truong-dich-vu-dau-khi-quoc-te

PTSC tập trung vào thị trường dịch vụ dầu khí quốc tế

08/07/2014 00:00 AM

luc-luong-phien-quan-trao-tra-lai-hai-cang-dau-mo-cho-libya

Lực lượng phiến quân trao trả lại hai cảng dầu mỏ cho Libya

07/07/2014 09:18 AM

petrolimex-thu-nghiem-thanh-cong-he-thong-chua-chay-co-dinh-tu-dong-ban-tu-dong

Petrolimex thử nghiệm thành công hệ thống chữa cháy cố định tự động, bán tự động

04/07/2014 00:00 AM

rosneft-se-kien-gazprom-neu-doc-quyen-duong-ong-khi-dot

Rosneft sẽ kiện Gazprom nếu độc quyền đường ống khí đốt

04/07/2014 00:00 AM