Trường hợp người lao động (NLĐ) xin nghỉ việc và đã được công ty đồng ý nhưng đến ngày nghỉ theo đơn mà vẫn tiếp tục đi làm thì xử lý như thế nào?
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Theo quy định tại Bộ luật lao động 2012, NLĐ xin thôi việc phải đáp ứng các quy định sau đây về trường hợp báo trước:
Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
…
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:
a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;
b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;
c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
Trong trường hợp này khi người sử dụng lao động (NSDLĐ) đã đồng ý cho NLĐ nghỉ việc theo đơn xin thôi việc của họ nhưng đến ngày nghỉ việc mà NLĐ vẫn đi làm thì phải xử lý như thế nào?
Trong trường hợp này, Bộ luật lao động 2012 quy định như sau:
Điều 40. Huỷ bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Mỗi bên đều có quyền huỷ bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước khi hết thời hạn báo trước nhưng phải thông báo bằng văn bản và phải được bên kia đồng ý.
Như vậy, nếu đến trước ngày nghỉ việc theo đơn mà NLĐ có văn bản xin chấm dứt việc thôi việc và được NSDLĐ đồng ý thì hợp đồng lao động vẫn tiếp tục theo như ban đầu. Nhưng trong trường hợp NLĐ không có thông báo gì mà vẫn tiếp tục tự ý đi làm thì NSDLĐ có thể yêu cầu NLĐ thực hiện theo đúng đơn xin thôi việc của họ, hoặc thỏa thuận để chấp nhận việc làm quá thời gian đó.
Trong trường hợp này, nếu NSDLĐ không đồng ý với việc NLĐ tiếp tục đi làm sau khi đã qua thời gian nghỉ việc mà họ vẫn tiếp tục đi làm thì NSDLĐ không phải trả thêm bất kỳ khoản tiền công nào cho việc họ tự ý đi làm này.
Hân Nguyễn
4

Trường hợp nào sinh con được hưởng BHYT 100%?
28/06/2018 15:11 PM

Người lao động đi làm việc ở nước ngoài được hỗ trợ thế nào?
28/06/2018 08:10 AM

Từ 1/7, xe tải dưới 3,5 tấn nào phải gắn phù hiệu?
27/06/2018 14:23 PM

Cách xử lý khi mất hóa đơn liên 2 (liên giao cho khách hàng)
27/06/2018 10:37 AM

Quy định về công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất
26/06/2018 15:00 PM

Căn cứ xác định nghề, công việc độc hại, nguy hiểm
25/06/2018 16:51 PM

Hướng dẫn Dân kế toán cách ký “chữ ký” để không bị phạt
25/06/2018 15:20 PM

Hoa hậu Phương Nga kiện Cao Toàn Mỹ nếu kết quả phục hồi điều tra vô tội?
25/06/2018 14:15 PM

Có bằng thạc sĩ sau tuyển dụng, xếp lương thế nào?
22/06/2018 17:33 PM

Khi nào người lao động đề nghị Công ty tăng lương là tốt nhất?
22/06/2018 10:00 AM

Lợi dụng bày tỏ chính kiến để gây rối là phạm pháp
22/06/2018 08:19 AM

Trình tự thẩm định dự án điều chỉnh
20/06/2018 10:08 AM

Sẽ có Bộ Quy tắc chung về sử dụng mạng xã hội
20/06/2018 09:36 AM

Các trường hợp không phải đóng BHXH bắt buộc trong năm 2018
19/06/2018 16:16 PM

Điều kiện bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai
19/06/2018 14:15 PM

Đơn đề nghị tăng lương năm 2018: Buộc sếp phải ký!
19/06/2018 11:10 AM

World Cup 2018: Lưu ý những điều sau để tránh rủi ro pháp lý
18/06/2018 10:00 AM

Mới: Cách kiểm tra thông tin BHXH của bạn với mã OTP
18/06/2018 09:49 AM

Có luật nhưng chưa được đặt cược World Cup 2018 tại Việt Nam
18/06/2018 09:01 AM

Bộ GD&ĐT trả lời về nâng chuẩn giáo viên tiểu học
18/06/2018 08:25 AM
