Còn 0 ngày nữa sẽ thay đổi giá xăng

Trang chủ / Thị trường / Do bạo động lan rộng, rủi ro của thị trường dầu mỏ gia tăng;

Do bạo động lan rộng, rủi ro của thị trường dầu mỏ gia tăng

Iran, Syria, Sudan, Libya, Nigeria và hiện giờ là Iraq: thị trường dầu mỏ đã vượt qua danh sách dài các cú sốc thực tế và cú sốc tiềm tàng về nguồn cung bằng một thái độ điềm tĩnh đáng kể.

 

Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), những gián đoạn nằm ngoài dự tính đã lấy đi của thị trường dầu mỏ khoảng 2,5 triệu thùng/ngày từ đầu năm 2011.

Tuy nhiên, trong hầu hết thời gian đó, dầu Brent chuẩn quốc tế được giao dịch trong biên độ hẹp khoảng $ 105 mỗi thùng và biến động giá hàng ngày đã giảm xuống mức thấp nhất trong 20 năm qua.

Sự ổn định của thị trường dầu mỏ bất chấp các biến động gia tăng tại khu vực Trung Đông và Châu Phi đang là điều gây ngạc nhiên nhất hiện nay.

Bạo động gia tăng

Thị trường có thể xoa dịu sự thiếu hụt nguồn cung bởi sự gia tăng nhu cầu về dầu mỏ đang ở mức vừa phải và các nguồn cung thay thế từ Ả rập Xê út và dầu đá phién Bắc Mỹ hiện đang sẵn có.

Theo EIA, sản lượng dầu thô và condensates của Mỹ đã tăng khoảng 2 triệu thùng dầu mỗi ngày từ năm 2011, còn Ả rập Xê út thì đã tăng sản lượng dầu mỏ của nước này thêm một mức tương đương với Mỹ trong cùng giai đoạn.

Nhập khẩu ròng về dầu mỏ của Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần 3 thập kỷ qua, do sản lượng nội địa tăng và nhu cầu giảm.
Tại châu Âu, nhu cầu về xăng và dầu diesel cũng khá uể oải hoặc giảm do phương tiện xe cộ trở nên hiệu quả hơn và người dân ít sử dụng ô tô hơn trước.

Tuy nhiên những yếu tố này cũng không thể lý giải một cách thỏa đáng nguyên nhân tại sao giá dầu vẫn quá ổn định khi phải đối mặt với vô số những rủi ro địa chính trị như vậy.

Trong số các thành viên cốt lõi của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC: Lybia là quốc gia thất bại, hai nước khác là Iraq và Nigeria có vẻ như đang bị chia rẽ trong bối cảnh bạo lực ngày càng tồi tệ hiện nay; Iran hiện đang bị tê liệt bởi các lệnh trừng phạt và những câu hỏi đặt ra xung quanh tương lai của Venezuela sau cái chết của một nhà lãnh đạo được lòng dân.

Dường như chỉ có Ả rập Xê út và các đồng minh thân cận của mình là Kuwait và Các tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất là những nhà cung cấp ổn định và đáng tin cậy.

Sự tập trung rủi ro

Những cú sốc dầu mỏ năm 1973 và 1979 đã đẩy nhanh sự phát triển của các khu vực dầu mỏ mới ở Alaska, Vịnh Mexico, Biển Bắc và lãnh thổ Liên Xô cũ, những nơi mà hiện vẫn còn đang sản xuất dầu mỏ tuy hầu hết đều giảm sản lượng.

Sự không ổn định về các nguồn cung dầu mỏ truyền thống cùng với chủ nghĩa dân tộc tài nguyên của nhiều thành viên OPEC đã khuyến khích việc phát triển các nguồn tài nguyên ít thông thường hơn như dầu ở tầng nước sâu, dầu cát và hiện giờ là đá phiến sét.
Kết quả là thị trường dầu mỏ giờ đây đã có rất nhiều nguồn cung hơn là thời điểm đầu thập niên 80.

Một cách để đo lường sự đa dạng của nguồn cung là xây dựng một chỉ số H-H (Herfindahl-Hirschman Index) cho thị trường dầu thô.
Các luật sư chống độc quyền đã sử dụng các chỉ số H-H để đo lường mức độ độc quyền hoặc mức độ tập trung trên thị trường. Các nhà sinh thái học sử dụng một phương pháp liên quan để đo đạc sự đa dạng trong một quần thể, gọi là chỉ số Simpson.
Chỉ số này dao động từ số 0 đến số 1. Nếu sản lượng được kiểm soát hoàn toàn bởi một công ty hoặc một quốc gia duy nhất, chỉ số H-H sẽ là 1. Nếu có một số lượng lớn các doanh nghiệp nhỏ, mỗi doanh nghiệp cung cấp dù chỉ là một phần rất nhỏ của thị trường, chỉ số này có xu hướng trở về 0.

Đối với các nước sản xuất dầu mỏ, chỉ số H-H đứng yên quanh mức 0.11 vào năm 1981, gần giống như toàn bộ thị trường chỉ được chia đều cho chỉ chín quốc gia. Nếu loại trừ Hoa Kỳ, chỉ số H-H là 0.16, như là khi được chia đều cho 6 quốc gia.
Tới năm 2009, những số liệu về mức độ tập trung thị trường này giảm xuống còn 0.056 và 0.068 tương ứng, khi thị trường được chia đều cho 18 hoặc 14 nhà sản xuất.

Mức độ tập trung thị trường được tăng lên một chút, do Hoa Kỳ trở lại thành nhà sản xuất dầu mỏ lớn mạnh lần nữa, sự gián đoạn nguồn cung được cải thiện và do sự đẩy mạnh sản lượng của Ả rập Xê út.
Nhưng thậm chí sau những tín hiệu lạc quan này, tỉ lệ tập trung thị trường cũng chỉ bằng một nửa so với đầu những năm 1980.

Do các nguồn cung đã trở nên đa dạng hơn, thị trường này có vẻ ít phản ứng dữ dội hơn với những thiếu hụt sản lượng (thực tế hoặc đe dọa thiếu hụt) tại bất kỳ quốc gia nào.
Ả rập Xê út là một ngoại lệ, tuy nhiên, hầu hết các nhà quan sát đều kết luận rằng không có mối đe dọa nào đối với sản lượng tại quốc gia này.

An ninh về sự đa dạng nguồn cung

Các nhà phân tích dầu mỏ có xu hướng đo đạc những rủi ro chính trị và sản xuất về lượng "công suất dự phòng", cái mà có thể cho thấy lượng dầu mất đi có thể dễ dàng được thay thế bởi một nguồn khác.

Nếu sự đa dạng về nguồn cung được chấp nhận như là một yếu tố chính của rủi ro, có thể xác định vô số các cách đo đạc khác về tính nhạy cảm của thị trường trước những cú sốc. Ví dụ như tiêu chuẩn N-1 được sử dụng trong ngành công nghiệp điện (để đánh giá tác động từ việc mất toàn bộ hoặc một phần nguồn cung lớn nhất hiện nay).

Rõ ràng, Ả rập Xê út vẫn có chỉ số N lớn nhất, và sự thiếu hụt sản lượng của nước này sẽ là thảm họa đối với thị trường toàn cầu. Nhưng có thể xác định ảnh hưởng của các quốc gia có chỉ số N nhỏ hơn như Libya và Iraq.

Công bằng mà nói, sự đa dạng về nguồn cung cũng không thể ngăn chặn tất cả những cú sốc. Đặc biệt, nó không thể ngăn chặn những cú sốc phát sinh từ nhu cầu như sự tăng tốc về nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc từ năm 2004 đến năm 2008.

Tuy nhiên, sự đa dạng này có thể giải thích được tại sao thị trường vẫn tương đối ổn định trong khi phải đối mặt với rất nhiều sự gián đoạn từ năm 2011. Cho đến giờ, sự đa dạng nguồn cung cấp đã bảo vệ thị trường khỏi các loại biến động mà thường phổ biến ở các giai đoạn trước đó. Nhưng sẽ là không sáng suốt khi phụ thuộc quá nhiều vào nó trong tương lai.

Do bạo động trên khắp châu Phi và khu vực Trung Đông, cùng với các biện pháp trừng phạt đối với Iran, đã triệt tiêu ngày càng nhiều các nguồn sản xuất, các nguồn cung cũng bắt đầu trở nên tập trung nhiều hơn. Một vài sự đa dạng hóa đạt được trong thập niên 80 và 90 đang bắt đầu bị đảo ngược. Chỉ số H-H đang tăng lên.

Thị trường dầu mỏ đang trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào dầu thô của Ả rập Xê út và dầu đá phiến của Mỹ. Các nguồn cung của Mỹ được đánh giá là những nguồn cung mạnh và ổn định. Các nguồn cung của Ả rập Xê út thì lại không ổn định như vậy, do vùng lân cận của quốc gia này là những khu vực bất ổn tại Trung Đông.

Những người lạc quan có thể kết luận rằng những mối đe dọa lớn nhất đã qua: với phần lớn dầu mỏ có nguy cơ rủi ro cao nhất từ châu Phi và Trung Đông đã buộc phải rời khỏi thị trường, nguồn dầu mỏ từ các quốc gia khác có vẻ ổn định hơn.

Những người bi quan có thể chỉ ra rằng vẫn còn hàng triệu các thùng dầu gặp rủi ro tại Nigeria, Iraq và Libya, và chỉ có một lượng ít công suất dự phòng nhằm thay thế cho những thùng dầu này nếu tình hình an ninh xấu đi hơn nữa.

cay-xang-chuan-nhat-dau-tien-gia-nhap-thi-truong-xang-dau-viet-nam

Cây xăng “chuẩn Nhật” đầu tiên gia nhập thị trường xăng dầu Việt Nam

20/10/2017 15:25 PM

gia-dau-tho-pha-day-trong-5-nam

Giá dầu thô phá “đáy” trong 5 năm

14/12/2014 20:38 PM

nhieu-doanh-nghiep-ban-xang-khong-dat-chat-luong

Nhiều doanh nghiệp bán xăng không đạt chất lượng

13/12/2014 10:15 AM

tinh-toan-lai-gia-ban-xang-e5

Tính toán lại giá bán xăng E5

04/12/2014 20:51 PM

gia-xang-dau-de-ep-san-xuat

Giá xăng dầu đè ép sản xuất

16/07/2014 00:00 AM

ai-kiem-soat-hanh-vi-bat-tay-tang-gia-xang-dau

Ai kiểm soát hành vi “bắt tay” tăng giá xăng dầu?

16/07/2014 00:00 AM

thuong-de-cung-phai-so

”Thượng đế” cũng phải... sợ

16/07/2014 00:00 AM

xang-dau-the-gioi-giam-gia-viet-nam-van-ngoai-cuoc-choi

Xăng, dầu thế giới giảm giá: Việt Nam vẫn ngoài cuộc chơi

16/07/2014 00:00 AM

gia-dau-tang-tro-lai-vi-cang-thang-libya

Giá dầu tăng trở lại vì căng thẳng Libya

15/07/2014 10:23 AM

xa-quy-ha-thue-de-giam-gia-xang

Xả quỹ, hạ thuế để giảm giá xăng?

15/07/2014 10:04 AM

iea-ha-du-bao-muc-tieu-thu-dau-mo-the-gioi-nam-2014

IEA hạ dự báo mức tiêu thụ dầu mỏ thế giới năm 2014

15/07/2014 09:43 AM

gia-dau-tang-tro-lai-sau-chuoi-ngay-lien-tuc-mat-gia

Giá dầu tăng trở lại sau chuỗi ngày liên tục mất giá

14/07/2014 00:00 AM

lanh-dao-loc-dau-dung-quat-noi-ve-gia-xang-vn-dat-hon-my

Lãnh đạo lọc dầu Dung Quất nói về "giá xăng VN đắt hơn Mỹ"

14/07/2014 00:00 AM

gia-dau-the-gioi-se-giam-trong-6-thang-cuoi-nam-2014

Giá dầu thế giới sẽ giảm trong 6 tháng cuối năm 2014

14/07/2014 00:00 AM

gia-xang-viet-nam-cao-hon-o-my-4000donglit-vi-sao

Giá xăng Việt Nam cao hơn ở Mỹ 4000đồng/lít, vì sao?

11/07/2014 00:00 AM

gia-xang-dau-danh-up-doanh-nghiep-nguoi-tieu-dung

Giá xăng dầu "đánh úp" doanh nghiệp, người tiêu dùng

11/07/2014 00:00 AM

con-doc-quyen-xang-dau-nguoi-tieu-dung-con-kho

“Còn độc quyền xăng dầu, người tiêu dùng còn khổ”

11/07/2014 00:00 AM

gia-xang-ky-luc-26100-dong-bo-tai-chinh-noi-gi

Giá xăng "kỷ lục" 26.100 đồng: Bộ Tài chính nói gì?

10/07/2014 00:00 AM

gia-gasoil-giam-ki-luc-tai-chau-au-do-hang-nhap-khau-tang-vot

Giá Gasoil giảm kỉ lục tại Châu Âu do hàng nhập khẩu tăng vọt

10/07/2014 00:00 AM

gia-xang-bop-nghet-suc-mua

Giá xăng bóp nghẹt sức mua

10/07/2014 00:00 AM