Xăng dầu nhập khẩu là mặt hàng tăng mạnh nhất trong các nhóm hàng nhập khẩu của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2018
Xăng dầu các loại được nhập khẩu về Việt Nam trong 5 tháng qua chủ yếu xuất xứ từ Malaysia với 1,74 triệu tấn.
Nếu so với cùng kỳ năm 2017, giá trị nhập khẩu xăng dầu đã tăng 38,6%, đạt 3,71 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm nay.
Theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Hải quan, trong tháng 5/2018, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 40,86 tỷ USD, mức cao nhất từ trước tới nay và tăng 14,9% so với kết quả thực hiện của tháng 4/2018.
Tính từ đầu năm đến hết tháng 5/2018, tổng trị giá xuất nhập khẩu cả nước đạt 185,99 tỷ USD, tăng 13,9% so với cùng thời gian năm ngoái. Trong đó, trị giá hàng hóa xuất khẩu trong 5 tháng đạt 94,33 tỷ USD, tăng 17,3% và nhập khẩu hàng hóa đạt 91,66 tỷ USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2017.
Như vậy, cán cân thương mại hàng hóa cả nước trong tháng 5/2018 có mức thâm hụt 954 triệu USD, tuy nhiên cán cân thương mại hàng hóa cả nước 5 tháng đầu năm 2018 vẫn duy trì mức thặng dư trị giá 2,67 tỷ USD.
Đáng chú ý, có 43/54 nhóm hàng nhập khẩu của Việt Nam tăng so với cùng thời gian năm 2017; trong đó, tăng mạnh nhất là mặt hàng xăng dầu.
Cụ thể, kim ngạch nhập khẩu xăng dầu các loại trong tháng 5/2018 đạt 1,26 triệu tấn, với trị giá 873 triệu USD, tăng mạnh 28,7% về lượng và tăng 38,3% về trị giá so với tháng 4/2018.
Kim ngạch nhập khẩu xăng dầu các loại trong 5 tháng đầu năm đạt gần 5,7 triệu tấn, với trị giá 3,71 tỷ USD, tăng 13,8% về lượng và tăng 38,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.
Cũng theo Tổng cục Hải quan, xăng dầu các loại được nhập khẩu về Việt Nam trong 5 tháng qua chủ yếu xuất xứ từ Malaysia với 1,74 triệu tấn, trị giá 1,05 tỷ USD, tăng 76,4% về lượng và tăng 132,3% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Nguồn xuất khẩu xăng dầu lớn thứ hai cho Việt Nam là Hàn Quốc với 1,4 triệu tấn, trị giá 996 triệu USD, tăng 15,4% về lượng và tăng 31,1% về trị giá. Thứ ba là Singapore với 1,3 triệu tấn, trị giá 786 triệu USD, giảm 40% về lượng và giảm 24,7% về trị giá.
Năm 2017, Việt Nam đã nhập khẩu 12,86 triệu tấn xăng dầu, trị giá 7,04 tỷ USD, tăng 9,4% về lượng và tăng 38,3% về trị giá so với năm 2016.
Giá xăng dầu nhập khẩu vào thị trường Việt Nam trong năm 2017 đạt mức trung bình 547,4 USD/tấn, tăng 26,5% so với năm 2016.
Năm 2017, Việt Nam nhập khẩu xăng dầu nhiều nhất từ Singapore với 4,3 triệu tấn, chiếm 33,5% trong tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của Việt Nam.
Đứng thứ hai là Hàn Quốc, khi cung cấp cho Việt Nam 3,03 triệu tấn xăng dầu, chiếm 23,6% trong tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước...
Nguồn tin: vneconomy.vn

Giá xăng dầu hôm nay 29/11: Đồng loạt tăng mạnh
29/11/2021 17:21 PM

Xăng dầu tăng giá khủng, quỹ bình ổn còn bao nhiêu?
18/11/2021 16:32 PM

Quỹ Bình ổn giá xăng dầu chỉ còn 824 tỷ đồng
18/11/2021 16:32 PM

Giá xăng dầu ngày 18/11/2021: Dầu thô Brent giảm sâu và dự báo
18/11/2021 16:32 PM

Quỹ bình ổn giá xăng dầu hết quý 3 còn hơn 824 tỷ đồng
18/11/2021 16:32 PM

Giá xăng trước áp lực tăng lần thứ năm liên tiếp
09/11/2021 13:51 PM

Ngày mai (10-11), giá xăng có thể tiếp tục tăng
09/11/2021 13:51 PM

Những ưu đãi mới cho hoạt động dầu khí
30/09/2021 16:25 PM

Giá xăng tăng, chạm ngưỡng 22.000 đồng/lít
25/09/2021 17:24 PM

Giá xăng ngày mai (25/9) có thể tăng gần 500 đồng/lít!
24/09/2021 11:25 AM

Giá xăng sẽ tăng vào ngày mai 25/9?
24/09/2021 11:25 AM

Sức ép chu kỳ mới, giá xăng liên tục tăng
24/09/2021 11:25 AM

Giá dầu thô xuất khẩu của Việt Nam khởi sắc theo giá dầu thế giới
31/08/2021 16:06 PM

Mỗi ngày Việt Nam chi 270 tỷ đồng để nhập khẩu xăng dầu dù nguồn cung trong nước dư thừa
17/08/2021 09:16 AM

Lo ngại về mức tiêu thụ nhiên liệu, giá xăng dầu quay đầu đi xuống
21/07/2021 13:40 PM

Giá dầu "bốc hỏa", không phải cổ phiếu dầu khí nào cũng hưởng lợi như nhau
16/06/2021 18:33 PM

BSR: Dấu ấn 12 năm với 80 triệu tấn dầu thô
16/06/2021 18:33 PM

Giá xăng dầu đảo chiều, bước vào đợt tăng mới
10/06/2021 16:11 PM

Điều chỉnh thuế, phí để giữ giá xăng dầu
10/06/2021 16:11 PM

Giá xăng ngày mai (11/6) có thể tăng tới 300 đồng/lít!
10/06/2021 16:11 PM
