Khi góp ý về dự thảo Nghị quyết biểu thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu, nhiều bộ cho rằng cần phải cẩn trọng với tác động đến đời sống và sản xuất của người dân, doanh nghiệp
Trước khi trình dự thảo nghị quyết về biểu thuế bảo vệ môi trường tới Ủy ban thường vụ Quốc hội, Bộ Tài chính đã lấy ý kiến của nhiều bộ ngành và địa phương. Nhiều bộ, ngành cho rằng cần cẩn trọng khi tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng, bởi đó là mặt hàng thiết yếu, tác động lớn đến đời sống của người dân.
Cần nghiên cứu kỹ, có lộ trình, có mức tăng hợp lý
Trong bản góp ý của do Thứ trưởng, Trung tướng Bùi Văn Thành ký, Bộ Công an cho rằng khi tăng thuế bảo vệ môi trường với các mặt hàng như xăng, dầu, nhiên liệu bay, sẽ tác động đến giá bán của hàng hóa, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, xã hội và nền kinh tế đất nước.
Bộ Công an đề nghị Bộ Tài chính cần nghiên cứu kỹ trước khi đưa ra biểu thuế phù hợp.
Nhiều bộ ngành cho rằng cần có báo cáo đánh giá tác động cụ thể hơn về việc tăng thuế bảo vệ môi trường. Ảnh: Lê Hiếu.
Đồng quan điểm trên, Bộ Công Thương cũng nói phải xem xét, tính toán cẩn trọng khi tăng thuế, do xăng dầu là mặt hàng thiết yếu và là nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Việc điều chỉnh thuế cũng cần được cân nhắc trong bối cảnh đang khuyến khích sử dụng nhiên liệu sinh học (xăng E5, xăng E10) thay thế các loại xăng không chì. Ngoài ra còn cần đảm bảo giá xăng trong nước không biến động lớn, gây ảnh hưởng đến thị trường và người tiêu dùng.
Bộ Giao thông Vận tải thì cho rằng các mặt hàng xăng dầu sẽ tác động đến chi phí vận tải. Điều này ảnh hưởng đến các giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động, đặc biệt là các giải pháp nhằm giảm chi phí vận tải logistics.
Bộ này đề xuất nếu tăng thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu thì phải làm có lộ trình, điều chỉnh một cách hợp lý. Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị Bộ Tài chính cần nghiên cứu kỹ đánh giá tác động về mặt kinh tế của chính sách này.
Chưa thể hiện được sự cần thiết và phù hợp
Thẳng thắn hơn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho rằng các chính sách tại dự thảo nghị quyết về biểu thuế bảo vệ môi trường và báo cáo đánh giá tác động của Bộ Tài chính chưa thể hiện được sự cần thiết và phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội nước ta hiện nay.
Bộ này cho rằng dự thảo chưa có nội dung rà soát những nội dung trùng lắp của các loại thuế khác nhau với cùng một loại sản phẩm, hàng hóa (xăng, dầu, nylon, than đá…) nhằm tránh việc thuế chồng thuế.
Về sự cần thiết ban hành Nghị quyết, Bộ VHTTDL nói hồ sơ chưa làm rõ được cơ sở khoa học của chính sách điều chỉnh khung thuế bảo vệ môi trường.
“Các lý do đưa ra cũng chưa thống nhất và thuyết phục, đặc biệt là so sánh giá bán lẻ xăng dầu ở Việt Nam với một số nước trên thế giới”, văn bản góp ý của Bộ VHTTDL nêu rõ.
Theo Bộ VHTTDL, bản chất của việc điều chỉnh tăng mức thuế bảo vệ môi trường là nhằm mục đích bù đắp cho ngân sách Nhà nước, khi Việt Nam thực hiện cắt giảm thuế nhập khẩu các loại hàng hóa như xăng, dầu, than đá… Ngoài ra, tiền thu được sẽ được nộp vào ngân sách Nhà nước và chi cho nhiều hoạt động khác nhau trong đó có chi bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, trong báo cáo giải trình lại chưa nói một cách thỏa đáng những nội dung này, gây hiểu nhầm quy định tăng thuế bảo vệ môi trường với thông điệp bảo vệ môi trường.
Bộ VHTTDL còn cảnh báo việc tăng thuế người chịu tác động mạnh mẽ nhất là người dân, doanh nghiệp. Hàng hóa sản xuất trong nước sẽ giảm khả năng cạnh tranh. Đây cũng là quan điểm của Bộ Xây dựng. Bộ Xây dựng cho rằng tăng thuế phải đảm bảo hài hòa lợi ích quốc gia và lợi của người dân, doanh nghiệp.
Còn trong văn bản góp ý, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng cần phải lượng hóa các tác động xấu. Bộ Ngoại giao góp ý Bộ Tài chính cần có thêm đề xuất các giải pháp khắc phục, nhất là đối với nhóm người dân có thu nhập thấp.
Trước đó, Bộ Tài chính trình dự thảo Nghị quyết về biểu thuế bảo vệ môi trường tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Bộ này đề xuất tăng thuế bảo vệ môi trường đối với xăng từ mức 3.000 đồng/lít lên kịch khung 4.000 đồng/lít; các mặt hàng dầu tăng kịch khung lên mức 2.000 đồng/lít, số thu từ dòng thuế này sẽ vào khoảng trên 55.000 tỷ đồng/năm, tăng khoảng 14.368 tỷ đồng/năm.
Nguồn tin: news.zing.vn

Giá xăng dầu hôm nay 29/11: Đồng loạt tăng mạnh
29/11/2021 17:21 PM

Xăng dầu tăng giá khủng, quỹ bình ổn còn bao nhiêu?
18/11/2021 16:32 PM

Quỹ Bình ổn giá xăng dầu chỉ còn 824 tỷ đồng
18/11/2021 16:32 PM

Giá xăng dầu ngày 18/11/2021: Dầu thô Brent giảm sâu và dự báo
18/11/2021 16:32 PM

Quỹ bình ổn giá xăng dầu hết quý 3 còn hơn 824 tỷ đồng
18/11/2021 16:32 PM

Giá xăng trước áp lực tăng lần thứ năm liên tiếp
09/11/2021 13:51 PM

Ngày mai (10-11), giá xăng có thể tiếp tục tăng
09/11/2021 13:51 PM

Những ưu đãi mới cho hoạt động dầu khí
30/09/2021 16:25 PM

Giá xăng tăng, chạm ngưỡng 22.000 đồng/lít
25/09/2021 17:24 PM

Giá xăng ngày mai (25/9) có thể tăng gần 500 đồng/lít!
24/09/2021 11:25 AM

Giá xăng sẽ tăng vào ngày mai 25/9?
24/09/2021 11:25 AM

Sức ép chu kỳ mới, giá xăng liên tục tăng
24/09/2021 11:25 AM

Giá dầu thô xuất khẩu của Việt Nam khởi sắc theo giá dầu thế giới
31/08/2021 16:06 PM

Mỗi ngày Việt Nam chi 270 tỷ đồng để nhập khẩu xăng dầu dù nguồn cung trong nước dư thừa
17/08/2021 09:16 AM

Lo ngại về mức tiêu thụ nhiên liệu, giá xăng dầu quay đầu đi xuống
21/07/2021 13:40 PM

Giá dầu "bốc hỏa", không phải cổ phiếu dầu khí nào cũng hưởng lợi như nhau
16/06/2021 18:33 PM

BSR: Dấu ấn 12 năm với 80 triệu tấn dầu thô
16/06/2021 18:33 PM

Giá xăng dầu đảo chiều, bước vào đợt tăng mới
10/06/2021 16:11 PM

Điều chỉnh thuế, phí để giữ giá xăng dầu
10/06/2021 16:11 PM

Giá xăng ngày mai (11/6) có thể tăng tới 300 đồng/lít!
10/06/2021 16:11 PM
