Một trong những nhà nhập khẩu và tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới, Ấn Độ, đang cân nhắc khả năng xây dựng kho dự trữ chiến lược cho than và khí đốt tự nhiên nhập khẩu nhằm chống đỡ những cú sốc về nguồn cung và giá trong tương lai, theo một quan chức chính phủ cấp cao
Mặc dù là nước sản xuất than lớn, nhưng Ấn Độ hiện đang phải vật lộn với tình trạng thiếu than và giá nhập khẩu than và khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) đều tăng cao trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng toàn cầu từ châu Âu sang châu Á.
“Vì vậy, chúng ta hãy bắt đầu suy nghĩ và thảo luận về việc xây dựng một kho dự trữ chiến lược cho khí đốt và than nhập khẩu, để giúp nền kinh tế có thể vượt qua những cú sốc về nguồn cung này trong khoảng một tháng hoặc lâu hơn,” quan chức trong ngành năng lượng Ấn Độ- Alok Kumar, cho biết tại Hội nghị thượng đỉnh Nam Á, được Reuters đưa tin.
Ông Kumar phát biểu, trừ khi Ấn Độ có chiến lược dự trữ, giá cao trong tương lai “sẽ khiến an ninh năng lượng gặp rất nhiều thách thức”.
Ý tưởng dự trữ lượng than và khí đốt tự nhiên chiến lược được đưa ra vào thời điểm Ấn Độ đang gặp khủng hoảng nguồn cung điện và than, đe dọa tới tình trạng mất điện và ngành công nghiệp trì trệ.
Tình trạng thiếu than hiện nay ở Ấn Độ, nơi có lượng than dự trữ trung bình chỉ dùng được trong 3 ngày, có thể kéo dài tới 6 tháng, Bộ trưởng Năng lượng R.K. Singh cho biết vào đầu tháng này.
“Tôi không thể nói rằng mình an toàn… Nếu bạn có 40.000-50.000 MW (công suất nhiệt điện) với lượng dự trữ chưa đầy ba ngày, thì bạn không thể yên tâm”, ông Singh nói với tờ Indian Express trong một cuộc phỏng vấn.
Lượng than khổng lồ của Ấn Độ đang cạn kiệt, đe dọa cuộc khủng hoảng năng lượng ở quốc gia phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch bẩn nhất cho phần lớn sản lượng điện của mình. Than là nhiên liệu sản xuất điện chủ lực ở Ấn Độ, chiếm 70% sản lượng điện.
Dự trữ than tại nhiều nhà máy trong số 135 nhà máy điện chạy bằng than đang ở mức cực kỳ thấp, trong khi Ấn Độ cố gắng tìm thêm nguồn cung than trong bối cảnh nguồn cung năng lượng toàn cầu sụt giảm và giá than, khí đốt tự nhiên tăng vọt.
Công ty khai thác than lớn nhất thế giới, Coal India, đã tạm ngừng cung cấp cho một số khách hàng trong ngành công nghiệp ở Ấn Độ vì ưu tiên cho các nhà máy điện than để cung cấp phần lớn điện năng trong nước, công ty nói với Bloomberg trong một tin nhắn vào tuần trước.
Nguồn tin: xangdau.net

Giá dầu ngày 3/12 duy trì đà tăng mạnh
03/12/2021 10:54 AM

Giá dầu hôm nay 3/12 tăng sau cuộc họp của OPEC+
03/12/2021 10:54 AM

Giá xăng dầu hôm nay 3/12: Biến động trái chiều sau khi leo dốc hơn 1%
03/12/2021 10:54 AM

Giá xăng dầu hôm nay 3-12: Tăng nhẹ 1,42% bất chấp quyết định “bơm dầu” của OPEC +
03/12/2021 10:54 AM

Mỹ có thể trì hoãn việc giải phóng dầu dự trữ
03/12/2021 10:54 AM

Giá xăng dầu hôm nay 3/12: Tăng nhẹ
03/12/2021 10:54 AM

Điều gì sẽ xảy ra với các công nhân dầu khí sau quá trình chuyển đổi năng lượng?
03/12/2021 10:54 AM

Sự rút lui của Shell có thể là dấu chấm hết cho việc triển khai mỏ dầu Cambo?
03/12/2021 10:54 AM

Mỹ đánh giá cao quyết định tăng sản lượng của OPEC+
03/12/2021 10:54 AM

Các ông lớn dầu mỏ châu Âu tăng gấp đôi chi tiêu cho nguồn năng lượng carbon thấp
03/12/2021 10:54 AM

OPEC+ nhất trí tiếp tục kế hoạch tăng sản lượng khai thác dầu mỏ
03/12/2021 10:54 AM

“Giảng hoà” với Mỹ, OPEC+ tăng sản lượng dầu
03/12/2021 10:53 AM
.jpeg)
Giá xăng dầu hôm nay 3.12.2021: Dầu tăng bất chấp OPEC+ tăng sản lượng từ tháng 1.2022
03/12/2021 10:53 AM

Kim ngạch thương mại năng lượng Hoa Kỳ-Canada sụt giảm vào năm 2020
03/12/2021 10:53 AM

Omicron không phải là lý do chính đáng cho việc bán tháo
03/12/2021 10:53 AM
.jpg)
Giá xăng dầu hôm nay 2/12: Biến động trái chiều sau khi giảm hai phiên liên tiếp
02/12/2021 17:22 PM

Giá dầu hôm nay 2/12: OPEC+ có thể ngừng dừng kế hoạch sản lượng, giá dầu tăng mạnh
02/12/2021 17:22 PM

Giới phân tích kỳ vọng dầu Brent đạt mức trung bình 75 USD vào năm 2022
02/12/2021 17:22 PM

Giá xăng dầu hôm nay 2-12: "Hóng" OPEC +, giá dầu “tăng nhẹ” lên hơn 66 USD/thùng
02/12/2021 17:22 PM

Giá dầu mỏ tăng mạnh trên thị trường giao dịch châu Âu
02/12/2021 17:21 PM
