Nga cho biết họ sẵn sàng hỗ trợ gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng giữa các nhà sản xuất dầu mỏ một tuần trước cuộc họp của OPEC tại Vienna để bàn luận về chính sách, mặc dù họ vẫn chưa cho biết nên kéo dài bao nhiêu
Bộ trưởng Dầu mỏ của Nga, Alexander Novak cho biết rằng Nga có thể bàn luận chi tiết gia hạn thỏa thuận toàn cầu vào 30/11, nhưng không đề cập nên kéo dài bao lâu khi hết hạn vào tháng 3/2018.
Ông Novak trả lời RBC TV rằng “chúng tôi thấy rằng 50% của tồn kho dầu thô đã được loại bỏ, giá dầu đã đạt mức cân bằng của nó”.
Tổ chức OPEC, Nga và vài nhà sản xuất chủ chốt khác đã cắt giảm sản lượng khoảng 1,8 triệu thùng/ngày kể từ tháng 1/2017 để giảm tồn kho và tăng giá dầu.
Novak cho biết “tuy nhiên, các mục tiêu tái cân bằng thị trường là chưa đạt được. Mọi người hỗ trợ việc mở rộng, vì thế các mục tiêu cuối cùng đã đạt được”.
Saudi Arabia hỗ trợ việc gia hạn 9 tháng cho đến hết năm 2018, tổng thống Nga hồi tháng 10 cũng ủng hộ thời gian này.
Nga, nước phụ thuộc rất nhiều vào thu nhập dầu mỏ nhưng thận trọng với bất kỳ việc gia tăng giá mạnh tiếp theo bởi đợt sụt giảm khác, từ đó đã gửi các tín hiệu trái chiều về thời gian.
Cơ quan thông tấn TASS của Nga đã báo cáo hồi đầu tuần rằng các nhà sản xuất dầu thô và Bộ Năng lượng Nga đã bàn luận về việc gia hạn 6 tháng.
Sau đó vào ngày 23/11, Bộ trưởng Kinh tế của Nga Maxim Oreshkin cho biết tăng trưởng kinh tế của Nga đã bị thiệt hại bởi thỏa thuận này do làm giảm đầu tư - đánh giá tiêu cực đầu tiên của hiệp ước này bởi một quan chức cao cấp của Nga.
Các bình luận của Novak được đưa ra tại Bolivia nơi ông tham gia diễn đàn các nhà xuất khẩu khí đốt. Bộ trưởng Nga đã nhóm họp với các Bộ trưởng dầu mỏ Qatari và Venezuela tại Bolivia cũng nhu một quan chức từ UAE.
Một trong những trở ngại cho việc gia hạn thỏa thuận của OPEC là sự bùng nổ trong sản lượng dầu của Mỹ, mà đã tăng vọt 15% kể từ giữa năm 2016 để đạt kỷ lục 9,66 triệu thùng/ngày.
Các nhà sản xuất Mỹ đã tăng cường sản xuất do giá tăng. Sản lượng của Mỹ tăng phá hoại tác dụng của hiệp ước cắt giảm sản lượng và làm xói mòn thị phần của các nhà sản xuất khác như Nga.
Một nhiệm vụ quan trọng của thỏa thuận này là nâng giá đã đạt được. Dầu thô Brent đã giảm dưới 100 USD/thùng trong năm 2014 xuống khoảng 27 USD/thùng trong năm 2016 đã trở lại trên 60 USD/thùng.
Novak cho biết ông dự kiến giá dầu vẫn từ 50 tới 60 USD/thùng trong năm nay và năm tới.
Nhưng Moscow phải thỏa thuận tác dụng phụ với kinh tế và xã hội gây ra bởi giá dầu giảm trong năm 2008 - 09 và kể từ năm 2014.
Nguồn tin: vinanet.vn

Tại sao vacxin COVID sẽ không giúp thúc đẩy thị trường dầu mỏ?
13/11/2020 12:05 PM

Hai lực giằng co trong thị trường dầu khiến các nhà đầu cơ thức trắng đêm
14/08/2019 16:26 PM

Thị trường dầu mỏ khó yên với chiến tranh thương mại
12/08/2019 17:50 PM

Rystad Energy: Thị trường dầu ngày càng trở nên ảm đạm hơn
12/08/2019 17:50 PM

Tác động hạn chế của căng thẳng Mỹ-Iran đối với thị trường dầu mỏ (Phần 1)
02/08/2019 23:29 PM

Tác động hạn chế của căng thẳng Mỹ-Iran đối với thị trường dầu mỏ (Phần 2)
02/08/2019 23:29 PM

Mối đe dọa xu hướng giá xuống trong OPEC
10/06/2019 10:41 AM

Vì sao Iraq ngày càng có “tiếng nói” trên thị trường dầu toàn cầu?
09/05/2019 11:41 AM

Căng thẳng địa chính trị, nguồn cung hạn chế đẩy giá dầu tăng mạnh
09/05/2019 11:41 AM

Sự thật xu hướng giá lên của Hiệp định OPEC
26/06/2018 18:58 PM

Tại sao OPEC + cần bổ sung dầu nhiều hơn?
25/06/2018 20:20 PM

Chưa hẳn suôn sẻ
21/06/2018 10:48 AM

Kịch bản cho giá dầu lên và xuống
15/06/2018 18:14 PM

Châu Âu vẫn “nghiện” khí đốt của Nga
07/06/2018 18:43 PM

Tại sao thị trường dầu lại chuyển sang xu hướng đi xuống?
06/06/2018 20:25 PM

Iran cầu viện OPEC để chống lại các lệnh trừng phạt của Mỹ
31/05/2018 12:09 PM

Giá dầu có thể tăng trở lại do rủi ro địa chính trị
30/05/2018 19:44 PM

Goldman vẫn lạc quan bất chấp giá dầu có sự điều chỉnh
29/05/2018 10:00 AM

Giá dầu tăng khiến châu Á tốn 1 nghìn tỷ USD mỗi năm để nhập khẩu xăng dầu
18/05/2018 15:26 PM

Giá dầu cao nhất kể từ 2014, đe dọa tâm lý tiêu dùng
18/05/2018 15:26 PM
