Còn 1 ngày nữa sẽ thay đổi giá xăng

Trang chủ / Kinh tế xăng dầu / Giá năng lượng sẽ còn căng thẳng tới năm 2022;

Giá năng lượng sẽ còn căng thẳng tới năm 2022

 Giá khí đốt tự nhiên tăng vọt đang gây ra những chấn động trên thị trường năng lượng toàn cầu, ảnh hưởng trực tiếp tới nhiều ngành kinh tế, từ sản xuất tại các nhà máy cho tới các công ty cung ứng điện năng

Giá năng lượng có thể sẽ tiếp tục đứng ở mức cao trong năm tới. Sự hội tụ của một loạt nhân tố chưa có tiện lệ đang gợi lại những ký ức của khủng hoảng năng lượng trong thập kỉ 1970, làm trầm trọng thêm triển vọng bất chắc về lạm phát và kinh tế toàn cầu. Đó là nhận định của ba chuyên gia Andrea Pescatori, Martin Stuermer và Nico Valckx đến từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong bài phân tích đăng trên mạng tin Giftedanalysts ngày 22/10.

Giá khí đốt giao ngay tại châu Âu và châu Á đã tăng gấp bốn lần. Mức độ tăng giá trong thời gian dài và ở quy mô toàn cầu là điều chưa có tiền lệ. Thông thường, biến động giá xảy ra theo chu kỳ mùa vụ và mang tính địa phương hóa. Đơn cử, hồi năm 2020, giá khí đốt tăng ở châu Á nhưng lại không diễn ra ở châu Âu.

Giá mặt hàng năng lượng được dự báo sẽ dần trở lại mức bình thường vào nửa đầu năm tới, khi nhu cầu sưởi ẩm giảm và nguồn cung có sự điều chỉnh. Nhưng nếu giá vẫn đứng ở mức cao như hiện nay, đó có thể sẽ là khởi đầu của quá trình kéo lùi tăng trưởng toàn cầu.

Giá khí đốt tăng cùng lúc tạo ra hiệu ứng lan tỏa trên thị trường than đá và dầu mỏ. Giá dầu Brent biển Bắc gần đây đã lên mức cao nhất trong vòng 7 năm, đạt trên 85 USD/thùng, khi nhiều nhà nhập khẩu tìm kiếm nguồn cung thay thế để sưởi ấm và phát điện trong bối cảnh nguồn cung dầu mỏ vốn đã khan hiếm. Than đá, mặt hàng thay thế nhanh nhất, đang có nhu cầu nhập khẩu rất cao. Giá than đã vọt lên mức cao nhất kể từ năm 2001.

Chu kỳ bùng nổ-suy thoái và yếu tố khan hiếm nguồn cung

Để hiểu rõ thực trạng hiện nay cần quay ngược thời gian, trở lại thời điểm dịch COVID-19 bắt đầu xuất hiện. Đi kèm đó là các biện pháp hạn chế, đóng cửa, dẫn đến nhiều hoạt động của kinh tế toàn cầu bị đóng băng. Điều này đã đưa tới sự sụp đổ của tiêu thụ năng lượng, đẩy các công ty năng lượng cắt giảm các khoản đầu tư. Tuy nhiên, tiêu thụ khí đốt hồi phục mạnh trở lại, chủ yếu là do sản xuất công nghiệp, vốn chiếm 20% tiêu thụ khí đốt cuối nguồn. Nhu cầu khí đốt bùng nổ ở thời điểm chuỗi cung toàn cầu vẫn đứng ở mức thấp.

Nguồn cung năng lượng trên thực tế phản ứng khá chậm đối với tín hiệu tăng giá khí đốt, do thiếu hụt lao động, tắc nghẽn trong khâu bảo dưỡng hệ thống, nhà đầu tư không mặn mà với các công ty năng lượng hóa thạch, trong khi thời gian triển khai các dự án mới bị kéo dài. Đơn cử, sản xuất khí đốt tại Mỹ vẫn đứng dưới mức trước khủng hoảng COVID-19. Sản xuất khí đốt tại Hà Lan, Na Uy cũng suy giảm. Nga – nhà cung cấp lớn nhất cho châu Âu, gần đây cũng hạn chế lượng khí đốt xuất sang khu vực này.

Thời tiết cũng khiến mất cân bằng thị trường trầm trọng thêm. Mùa Đông, mùa Hè khắc nghiệt ở Tây bán cầu khiến nhu cầu sưởi ấm và làm mát tăng vọt. Cùng lúc, sản lượng điện từ nguồn năng lượng tái tạo ở Mỹ và Brazil suy giảm do nạn hạn hán trầm trọng, khiến mực nước tại nhiều hồ thủy điện xuống mức thấp kỉ lục. Tình cảnh này cũng diễn ra ở Bắc Âu với nguồn năng lượng điện gió trong mùa hè và mùa thu vừa qua xuống thấp.

Than đá có thể giúp bù đắp thiếu hụt khí đốt. Nhưng một số nguồn cung cũng rơi vào tình trạng đứt gãy. Những nhân tố về hậu cần và thời tiết đã kìm hãm hoạt động khai thác than ở các nước xuất khẩu lớn, từ Australia tới Nam Phi. Sản lượng than tại Trung Quốc cũng suy giảm do chính phủ theo đuổi mục tiêu cắt giảm khí thải, không ưu tiên phát triển năng lượng từ nguồn than đá.

Trên thực tế, dự trữ than đá của Trung Quốc rơi xuống mức thấp kỉ lục, làm tăng nguy cơ thiếu hụt nguồn cung năng lượng đến từ các nhà máy nhiệt điện chạy than. Còn tại châu Âu, dự trữ khí đốt cũng thấp hơn mức trung bình trước thời điểm mùa đông, đặt ra thách thức về tăng giá khí đốt khi các công ty điện lực cạnh tranh tìm kiếm nguồn cung khi thời tiết chuyển lạnh.

Xu hướng trong năm tới và lựa chọn chính sách

Đứt gãy nguồn cung cùng với sức ép về giá đã tạo ra thách thức chưa có tiền lệ đối với kinh tế toàn cầu vốn đang phải đối mặt với phục hồi không đồng đều từ đại dịch. Tuy nhiên, giới hoạch định chính sách cũng có thể an tâm phần nào, khi tình cảnh hiện nay khác với cú sốc khủng hoảng năng lượng trong thập kỉ 1970.

Ở thời điểm đó, giá dầu tăng gấp 4 lần, đánh trực tiếp vào khả năng chi tiêu của doanh nghiệp và hộ gia đình và cuối cùng là gây ra suy thoái toàn cầu. Gần một nửa thế kỉ sau đó, xét đến vai trò không ở mức thống trị của than đá và khí đốt đối với kinh tế thế giới, giá năng lượng có thể tăng, nhưng chưa thể đến biên độ có thể tạo ra một cú sốc cực lớn.

Hơn thế, thị trường có thể kỳ vọng vào việc giá khí đốt sẽ trở lại bình thường vào quý 2 năm 2022, khi châu Âu bước qua mùa Đông, còn châu Á cũng giảm được sức ép vì yếu tố thời vụ - một thực tế cũng dần lộ diện trong các giao dịch, hợp đồng kỳ hạn tương lai trên thị trường hàng hóa. Than đá và dầu mỏ cũng đi theo xu hướng giảm. Tuy nhiên, bất ổn vẫn còn ở mức cao và một cú sốc nhỏ về nguồn cầu có thể sẽ đẩy giá năng lượng tăng vọt.

Điều này đồng nghĩa với việc các ngân hàng trung ương cần phải lượng định sức ép về làm phát do tác động lan tỏa từ cú sốc năng lượng. Nhưng họ cũng sẽ phải sẵn sàng hành động sớm hơn nếu nguy cơ về kỳ vọng lạm phát thành hiện thực.

Các chính phủ cần thực hiện giải pháp tránh ngăn chặn tình trạng mất điện trong trường hợp các công ty công ty điện giảm sản lượng khi nhận thấy càng sản xuất càng lỗ. Mất điện, thiếu điện – nhất là tại Trung Quốc, có thể sẽ làm suy yếu hoạt động của ngành sản xuất hóa chất, sắt thép và chế tạo, tạp thêm sức ép làm đứt gãy chuỗi cung. Nhà điều hành cũng cần triển khai gói hỗ trợ với các hộ gia đình có thu nhập thấp, để trung hòa tác động từ cú sốc năng lượng đối với nhóm cư dân dễ bị tổn thương nhất.

Nguồn tin: TTXVN

 

thi-truong-ngay-1911-gia-dau-tang-nhe-quang-sat-thap-nhat-hon-1-nam-vang-thep-cao-su-duong-dong-loat-giam

Thị trường ngày 19/11: Giá dầu tăng nhẹ, quặng sắt thấp nhất hơn 1 năm, vàng, thép, cao su, đường... đồng loạt giảm

19/11/2021 16:56 PM

phai-kim-duoc-gia-xang-de-chan-da-suy-giam-kinh-te

Phải kìm được giá xăng để chặn đà suy giảm kinh tế

16/11/2021 17:49 PM

thi-truong-ngay-2210-gia-dau-vang-dong-sat-thep-nong-san-dong-loat-lao-doc

Thị trường ngày 22/10: Giá dầu, vàng, đồng, sắt thép, nông sản đồng loạt lao dốc

22/10/2021 23:50 PM

thi-truong-ngay-249-gia-dau-len-muc-cao-nhat-2-thang-thiec-ca-phe-tang-manh-trong-khi-vang-giam-1

Thị trường ngày 24/9: Giá dầu lên mức cao nhất 2 tháng, thiếc, cà phê tăng mạnh trong khi vàng giảm 1%

24/09/2021 11:23 AM

thi-truong-ngay-58-gia-dau-thap-nhat-2-tuan-vang-sat-thep-va-than-luyen-coc-dong-loat-tang

Thị trường ngày 5/8: Giá dầu thấp nhất 2 tuần, vàng, sắt thép và than luyện cốc đồng loạt tăng

05/08/2021 14:14 PM

thi-truong-ngay-38-gia-dau-lao-doc-hon-3-dong-sat-thep-va-ca-phe-dong-loat-giam

Thị trường ngày 3/8: Giá dầu lao dốc hơn 3%, đồng, sắt thép và cà phê đồng loạt giảm

03/08/2021 15:02 PM

cpi-bay-thang-tang-164-muc-tang-thap-nhat-ke-tu-nam-2016

CPI bảy tháng tăng 1,64%: Mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016

29/07/2021 17:14 PM

thi-truong-ngay-256-gia-dau-cao-nhat-3-nam-vang-giam-sat-thep-va-cao-su-hoi-phuc

Thị trường ngày 25/6: Giá dầu cao nhất 3 năm, vàng giảm, sắt thép và cao su hồi phục

25/06/2021 23:45 PM

thi-truong-ngay-125-gia-thep-tang-cao-ky-luc-dau-dong-quang-sat-dong-loat-tang-manh

Thị trường ngày 12/5: Giá thép tăng cao kỷ lục, dầu, đồng, quặng sắt... đồng loạt tăng mạnh

12/05/2021 20:19 PM

thi-truong-ngay-75-gia-dau-giam-nhom-thep-nong-san-cao-ky-luc-vang-vuot-1800-usdounce

Thị trường ngày 7/5: Giá dầu giảm; nhôm, thép, nông sản cao kỷ lục; vàng vượt 1.800 USD/ounce

07/05/2021 12:33 PM

thi-truong-ngay-74-gia-dau-va-vang-tang-manh-tro-lai-thep-cay-cao-nhat-10-nam

Thị trường ngày 7/4: Giá dầu và vàng tăng mạnh trở lại, thép cây cao nhất 10 năm

07/04/2021 11:04 AM

thi-truong-ngay-183-gia-than-thep-va-nguyen-lieu-san-xuat-thep-tang-manh

Thị trường ngày 18/3: Giá than, thép và nguyên liệu sản xuất thép tăng mạnh

18/03/2021 17:45 PM

ke-thang-nguoi-thua-khi-gia-dau-va-hang-hoa-tang

Kẻ thắng người thua khi giá dầu và hàng hoá tăng

12/03/2021 11:25 AM

thi-truong-ngay-252-gia-dau-tang-vuot-67-usdthung-dong-tiep-tuc-tang

Thị trường ngày 25/2: Giá dầu tăng vượt 67 USD/thùng, đồng tiếp tục tăng

25/02/2021 19:59 PM

thi-truong-ngay-2212-gia-dau-rot-manh-vang-giam-gia-quang-sat-tang-10

Thị trường ngày 22/12: Giá dầu rớt mạnh, vàng giảm, giá quặng sắt tăng 10%

22/12/2020 11:15 AM

ke-hoach-phat-trien-kinh-te--xa-hoi-nam-2021-co-gi-dang-chu-y

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 có gì đáng chú ý?

09/11/2020 10:32 AM

thi-truong-ngay-311-gia-dau-bat-tang-gan-3-vang-va-cac-hang-hoa-khac-dong-loat-tang

Thị trường ngày 3/11: Giá dầu bật tăng gần 3%, vàng và các hàng hóa khác đồng loạt tăng

03/11/2020 14:10 PM

chung-khoan-my-len-diem-nho-co-phieu-cua-cac-cong-ty-dau-mo-tang-manh

Chứng khoán Mỹ lên điểm nhờ cổ phiếu của các công ty dầu mỏ tăng mạnh

14/06/2019 17:39 PM

hang-hoa-tang-theo-gia-xang-dau

Hàng hóa tăng theo giá xăng dầu

12/10/2018 09:15 AM

thi-truong-ngay-279-fed-nang-lai-suat-keo-gia-dau-vang-thep-cao-su-dong-loat-giam-duong-xuong-thap-nhat-10-nam

Thị trường ngày 27/9: Fed nâng lãi suất kéo giá dầu, vàng, thép, cao su đồng loạt giảm, đường xuống thấp nhất 10 năm

27/09/2018 17:21 PM